1. Kỹ năng nấu nướng
Bé không cần phải nấu được cả một bàn tiệc vô cùng sang trọng, nhưng tự thực hiện được một bữa cơm gia đình đơn giản với 1 món ăn mặn và 1 món canh sẽ là điều rất cần thiết cho bé khi phải sống xa bố mẹ. Bố và mẹ có thể tự dạy bé kỹ năng sống cơ bản này hoặc đưa bé đến một lớp nấu ăn dành cho trẻ nhỏ để cho con thấy rằng, đứng bếp là chuyện rất thú vị.
Để lạc mất con là nỗi lo của rất nhiều bậc cha mẹ khi cho con vui chơi ở những chỗ đông người. Vì vậy, cha mẹ nên trang bị cho con nhiều kĩ năng sống cần thiết để trẻ có thể ứng phó và xử lý khi gặp phải tình huống xấu xảy ra.
2. Kỹ năng sống sót trong tự nhiên
Ai mà biết được, sau này lớn lên bé cưng của bạn lại có máu “xê dịch” trong người không. Để bé được an toàn trong những chuyến hành trình của mình, ngay từ bây giờ bạn đã cần trang bị cho bé các kỹ năng cần để tồn tại trong môi trường tự nhiên. Một trong những lựa chọn lý tưởng để các bé học được được kỹ năng sống này là các chương trình hướng đạo sinh, các trại hè dành cho các bé.
3. Bơi lội
Theo thống kê của WHO, mỗi năm Việt Nam có đến 11500 trẻ em bị chết đuối. Điều này sẽ không xảy ra nếu các bé biết kỹ năng về bơi lội từ khi còn nhỏ. Hiện nay, ở các thành phố lớn có rất nhiều lớp học chống đuối nước cho các con, thậm chí các bé có thể bắt đầu khi chỉ mới 2-3 tuổi. Nếu bé lớn hơn, từ 5 tuổi trở lên thì bố mẹ có thể dễ dàng đăng ký các buổi học bơi cho con ở bất kỳ bể bơi nào.
4. Làm vườn
Không thiếu những đứa trẻ lớn lên ở thành thị không thể phân biệt được củ hành với củ tỏi hay không biết đâu là con gà, con vịt, con ngan. Bố mẹ có thể cho bé về quê hoặc đi tham quan các khu vườn sinh thái để biết cách trồng cây, chăm sóc một con vật là như thế nào. Việc tiếp xúc với các loại rau củ còn giúp bé có hứng thú với các món đồ ăn, làm giảm tâm lý biếng ăn. Một việc làm, nhiều lợi ích, sao mẹ không làm ngay nhỉ?
5. Sửa chữa đồ dùng
Thỉnh thoảng, bạn hãy cùng con làm một tour du lịch đặc biệt vòng quanh ngôi nhà của mình và xem có thứ gì bị hỏng cần được sửa hay không nhé. Bé có thể được học cách chữa những món đồ chơi bằng cách chắp vá, dán keo hay cách sửa chiếc xe đạp của mình. Đó là những bài học sinh động và thú vị giúp bé hiểu cách một đồ vật hoạt động như thế nào. Đồng thời, thông qua việc này, mẹ cũng có thể dạy bé cách tiết kiệm và trân trọng những đồ vật.
6. Sử dụng tiền
Đây là một kỹ năng sống mà nhiều ông bố, bà mẹ rất dễ bỏ qua đối với các bé nhỏ. Kỳ thực, những bài học từ những năm đầu đời bao giờ cũng được khắc sâu. Không phải bằng những lý thuyết cao siêu, mẹ có thể dạy con những hiểu biết cơ bản về tiền như: chúng ta phải mua mọi thứ bằng tiền, đồng tiền mỗi tháng bố mẹ có được sẽ có giới hạn và với số tiền đó chúng ta sẽ phải chia ra cho những thứ nào khác nhau. Cho bé cùng đi mua sắm là một bài học trực quan và sinh động nhất về cách để sử dụng tiền. Ngoài ra, bạn có thể dạy con tiết kiệm bằng cách mua cho bé ống heo hoặc tạo một tài khoản tiết kiệm tiền.
7. Tự vệ
Với những mối nguy hiểm rình rập từ nạn trộm cướp, bắt cóc và lạm dụng tình dục, hay đơn giản hơn là chuyện bắt nạn lẫn nhau ở trường, việc trang bị cho bé các kỹ năng tự vệ là điều cần thiết. Một lớp học các kỹ năng bảo vệ bản thân ở nhà trẻ là lựa chọn không thể bỏ qua cho các bố mẹ có con nhỏ.
Càng lớn, trẻ càng có nguy cơ phải đối mặt với rất nhiều tình huống với mức độ nguy hiểm cao hơn như bị xâm hại, bị cướp giật, bị lạm dụng… Chính vì vậy, một trong những điều quan trọng nhất các bậc cha mẹ phải trang bị cho con đó là kỹ năng tự bảo vệ được bản thân.
8. Giặt giũ
Đây là một trong những kỹ năng sống cơ bản nhất của mỗi người, nhưng cũng dễ bị bỏ qua nhất. Và bởi trang phục bên ngoài cũng quan trọng như kiến thức trong đầu, bạn đừng quên chỉ cho bé cách phân loại quần áo, cách giặt các loại quần áo khác nhau để luôn có được trang phục thật đẹp khi ở nhà hay khi đi học, đi chơi.
9. Quản lý thời gian
Đây là cả một vấn đề lớn và quan trọng với trẻ nhỏ. Hầu hết các bà mẹ đều phải trải qua cảnh vật lộn từng giờ mới bước ra khỏi nhà vào buổi sáng, vì bé cưng không hề có khái niệm thời gian. Ngay khi bé có thể nhận biết mỗi buổi sáng, buổi tối, thế nào là đợi lâu, như thế nào là nhanh chóng, mẹ hãy bắt đầu dạy bé cách ước lượng thời gian.