Bé trai bị đột quỵ sau khi ngủ dậy

Đó là trường hợp của Tong Tong (6 tuổi, ở Hồ Bắc, Trung Quốc). 1 tuần trước đó, cậu bé cảm thấy đau đầu nhưng gia đình chỉ nghĩ con bị cảm lạnh nên không cho đi viện mà tự mua thuốc về cho bé uống. Thế nhưng, 2 ngày sau đó khi Tong Tong thức dậy thì bị nôn, nửa người bên trái yếu ớt, rất giống triệu chứng liệt nửa người của những người già bị đột quỵ.

Thấy thế, gia đình mới vội đưa cậu bé đi bệnh viện Vũ Hán để kiểm tra. Kết quả, các bác sĩ kết luận cậu bé bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Theo BS. Lu Yingying (Khoa Phẫu thuật Thần kinh, BV Vũ Hán) cho biết: Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng mơ hồ, có thể chớp mắt song phản ứng rất chậm, bé bị khóc lệch miệng sang bên phải, không thể nâng cánh tay lên cũng chẳng thể cầm nắm được.

Khi kiểm tra từ cộng hưởng từ não cho thấy: Bên thùy trán phải và hạch nền của cậu bé có dấu hiệu nhồi máu, thiếu máu não phải, phù não. Còn não trái thì bị chèn ép, tăng áp lực nội sọ khiến bé có nguy cơ bị bại não rất cao.

Điều đáng sợ hơn là thời gian cấp cứu Tong Tong đã vượt quá 6 tiếng, tức là đã bỏ qua thời điểm vàng nên việc khôi phục mạch máu bị tắc nghẽn trở về bình thường là rất khó khăn. BS Lu nhận định: Trường hợp như bé trai 6 tuổi bị đột quỵ sau khi thức dậy này không phải hiếm, đã có không ít trường hợp tương tự rồi. Chỉ tính riêng Vũ Hán đã có tới 30 trường hợp, ca bệnh nhỏ tuổi nhất chỉ mới 1 tháng tuổi.

Trước đó bé bị đập đầu

Đặc biệt, trước khi bị đột quỵ, Tong Tong có bị ngã khi đang chơi đùa, cậu bé bị va đập đầu nhưng vì sau đó không thấy con kêu đau đớn gì nên gia đình cũng chẳng đưa bé đi kiểm tra. Kết quả, khi kiểm tra các bác sĩ nhận thấy động mạch của bệnh nhi bị tắc nghẽn do xuất hiện các huyết khối. Đây là nguyên nhân gây nên tình trạng đột quỵ ở Tong Tong.

Đây chính là vấn đề quan trọng, các mẹ nhớ là việc bé bị ngã đập đầu rất nguy hiểm. Mặc dù trước mắt con có thể không có biểu hiện gì nhưng bố mẹ cần để ý theo dõi con thật sát sao. Trong trường hợp trên Tong Tong đã kêu đau đầu sau đó vài ngày nhưng bố mẹ lại ‘quên béng’ việc bé đã bị ngã trước đó nên dẫn đến xử lý chậm, nhầm lẫn với cảm lạnh, không cho con đến viện sớm bỏ lỡ thời gian điều trị.

Dấu hiệu đột quỵ ở trẻ nhỏ

Hiệp hội Đột quỵ Mỹ cho biết: Dấu hiệu của chứng đột quỵ ở trẻ nhỏ khá mờ nhạt vì nó không có dấu hiệu điển hình như méo miệng, nói ngọng, yếu liệt tay chân… Vì vậy, cha mẹ rất dễ nhầm bệnh đột quỵ ở trẻ với những chống bệnh thông thường như co giật, mất ý thức ngắn… Do đó, các bác sĩ cảnh báo, nếu cha mẹ thấy con có biểu hiện bất thường thì nhất định phải đưa con đi khám chứ không được chần chừ nha.

Đột quỵ ở trẻ cũng rất nguy hiểm. Mức độ nguy hiểm còn tùy thuộc vào diện tích vùng não bị tổn thương và khoảng thời gian mà tế bào máu không được cung cấp máu đầy đủ.

Để phòng bệnh đột quỵ ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần cải thiện chế độ sinh hoạt, ăn uống của con trẻ để làm tăng sức đề kháng. Đồng thời, mẹ nên tập cho con thói quen ăn nhạt, không ăn mnwj vì dễ mắc bệnh huyết áp nữa. Khi huyết áp tăng thì cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Ngoài ra, các mẹ nên bỏ ngay tâm lý ‘nhồi’ cho con ăn càng nhiều càng tốt. Bởi, nếu ăn quá nhiều chất béo, chúng sẽ tích tụ lại và làm tăng nguy cơ đột quỵ đấy các mẹ.

Nguồn: Tổng hợp