Nguyên nhân & giải pháp nào để cải thiện tình hình
Các kiểu các bé ăn mà không chịu nhai thức ăn:
Kiểu 1: Ăn nhanh và ăn vội vàng không nhai mà nuốt luôn : cho đầy thức ăn vào miệng, bữa ăn kết thúc rất nhanh, ăn nhiều, ăn vội. Nguyên nhân là do kết thúc qua trình ăn dặm quá sớm, không ngồi ăn cùng với bố mẹ.
Kiểu 2: Ngậm chảy nước trong miệng mà không chịu nhai, nuốt: đặc điểm bé ăn ghểnh ăn, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, thời gian mỗi bữa ăn thường kéo dài. Bước ăn dặm chưa phù hợp với độ tuổi của bé, thức ăn qua mềm hoặc quá rắn, các bé thường không ăn sáng đều đặn.
Kiểu 3: Ngậm trong miệng chảy nước ở trong miệng, hút sụt sụt rồi nuốt. Việc này diễn ra trong thời gian dài, vận động của miệng kém phát triển, trong sinh hoạt hàng ngày dễ bị mệt, hay đánh rơi thìa hay đũa khi ăn .
Điểm chung cơ bản của các bé này là cử động của miệng (bao gồm lưỡi, hàm, chức năng nuốt, nhai và nghiền), cử động của chân tay chưa phát triển hoàn thiện so với độ tuổi .
Nguyên nhân: theo chuyên gia dinh dưỡng của Nhật bé không chịu nhai nguyên nhân cơ bản bắt nguồn từ người mẹ vì phần lớn các mẹ đều mắc lỗi là chế biến thức ăn quá nhũn và quá nhỏ so với độ tuổi của bé (các biệt 1 số trường hợp chế biến quá rắn) hoặc cách cho ăn chưa phù hợp với độ tuổi của bé. Khi mẹ chế biến quá nhỏ và nhừ vô tình làm cho trẻ cảm nhận được là thức ăn chỉ này nuốt được nên chỉ cần ngậm rồi nuốt khỏi phải nhai, tạo thói quen bỏ qua bước nhai chỉ cần nuốt khi ăn tạo thành 1 thói quen xấu vô cùng khó sửa. Trộn cơm với nước canh cũng là 1 cách vô tình làm trẻ lười nhai khi ăn vì cơm trộn canh có thể nuốt được. Trộn cơm với canh ăn cho dễ nuốt là một thói quen rất không tốt của đại đa số người Viêt Nam chúng ta, ăn kiểu này có nghĩa là cứ dễ ăn là được còn cái dạ dày sống chết mặc bay. Bên cạnh đó, hầu hết các mẹ bắt đầu làm sai cách từ tháng thứ 7 khi không tăng đồ thô của thức ăn để phù hợp với giai đoạn phát triển của bé vì cơ bản các mẹ chỉ dùng máy sinh tố để xay thức ăn. Cá biệt có những mẹ cho gia vị mặn, ngọt, dầu vào thức ăn với những bé tiếp xúc với gia vị quá sớm sau này sẽ có nguy cơ biếng ăn rất cao do hệ tiêu hoá bị rối loạn và mắc các bệnh đường tiêu hoá, ảnh hưởng đến thận. Tiếp xúc với đồ ăn sản xuất công nghiệp quá sớm cũng làm ảnh hưởng xấu & gây rối loạn cho hệ tiêu hoá của bé gây ra biếng ăn sau này. Ngoài ra còn có 1 số lý do khác như thời gian 1 bữa ăn quá dài, ăn quá nhiều bữa trong ngày, không ngồi ghế ăn, vừa ăn vừa chơi vv..
Tác hại của việc không nhai
Không nhai sẽ không kích thích não nên không cảm thấy ngon miệng.
Khi nhai sẽ tiết ra enzym để tiêu hoá thức ăn, việc không nhai sẽ làm cho hệ tiêu hoá phải làm việc nhiều hơn dẫn đến hệ luỵ như đau dạ dày.
Trẻ không nhai sẽ tăng nguy cơ bị sâu răng hoặc viêm miệng. Lý do không nhai thì không tiết ra nước bọt để làm sạch khoang miệng và răng dẫn đến dễ sâu răng, viêm loét miệng .
Còn vô số tác hại khác bạn nào quan tâm thì tự tìm hiểu.
Giải pháp nào cho mẹ và bé
1. Không chế biến thức ăn quá nhỏ, tăng độ thô phù hợp với độ tuổi của bé. Cụ thể độ mềm & rắn của thức ăn như sau: 5-6 tháng tuổi = độ mềm của sữa chua, 7-8 tháng = độ mềm của miếng đậu phụ, 9-11 tháng độ mềm bằng quả chuối chín, 1-1,5 tuổi = độ mềm bằng lòng trắng trứng gà, trẻ trên 9 tháng tuổi thường có phản ứng lấy tay bốc thức ăn hoặc giằng thìa của mẹ để xúc thức ăn điều này thể hiện rằng bé muốn tự ăn hoặc tự xúc ăn bố mẹ nên tôn trọng hành động và ý kiến của bé . Cho bé tự bốc đồ ăn hay tự ăn 1 cách hiệu quả nuôi dưỡng niềm vui và sự thú vị trong ăn uống của bé cũng như cảm nhận được sự trưởng thành của chính mình trong quá trình ăn uống (đơn giản vì bé muốn , được tự ăn và tự ăn được, được thảo mãn ý muốn của mình) . Ngoài ra khi dùng tay bốc hoặc cầm thìa, các ngón tay bé hoạt động sẽ kích thích não phát triển. Tuy nhiên bé chưa ở đủ lớn để tự ăn 1 mình nên mẹ nên chế biến thức ăn có hình khối như hình thanh, tam giác, vuông, tròn để bé có thể cầm và tự ăn được hoặc mẹ 1 thìa, con 1 thìa ,trong khi con tập cầm thìa tự ăn thì mẹ sẽ đút thức ăn cho bé. Giai đoạn 9-1,6 tuổi là giai đoạn vô cùng quan trọng cho bé học các kỹ năng như bốc thức ăn, cầm thìa, cầm dĩa, gặm, nhai nghiền thức ăn nếu bé không được thực hành đúng cách để tập luyện các kỹ năng này thì hệ quả đương nhiên là bé sẽ biếng ăn hoặc ngậm trong miệng không chịu nhai. Trên 9 tháng tuổi tăng cường chế biến thức ăn hình khối để bé buộc phải nhai trước khi nuốt, thức ăn có độ to bằng miệng của bé để bé sẽ không để ngậm trong miệng nữa. 1 miếng thức ăn có kích thước bé thì bé có thể ngậm miệng trong miêng nuốt nhưng miếng to hơn 1 chút sẽ sẽ đầy miệng hơn buộc bé phải nhai và nuốt nếu không nước dãi sẽ chảy và bé không ngậm miệng được .
2. Tăng lượng thức ăn rắn vào trong thực đơn cho bé để bé luyện kỹ năng nhai
Nên cho bé ăn đồ rắn trong bữa phụ trước ví dụ như táo, dưa chuột, bánh đa… khi bé đã có phản ứng nhai rồi sẽ tăng dần lượng thức ăn rắn trong bữa chính.
3. Giảm lượng canh hay súp khi cho ăn: uống canh hay súp khi ăn sẽ tạo cho trẻ thói quen xấu là nuốt các loại thức ăn khác mà không cần nhai.
4. Ăn cùng người lớn cụ thể là ông bà cha mẹ. Trẻ từ 9 tháng tuổi trở đi nên ăn 3 bữa chính cùng gia đình và 1 bữa phụ vào khoảng 3 giờ chiều. Khi ăn bố mẹ nhớ nhai kỹ và chỉ cho bé thấy khi ăn thức ăn nên nhai như bố mẹ làm để bé bắt chước và làm theo vì trẻ em rất thích bắt chước người lớn mà bố mẹ là diễn viên, diễn viên càng diễn giỏi thì con bé càng bắt chước học hỏi được nhiều. Nội dung kịch bản tốt thì bé tiếp thu được cái tốt và ngược lại. Tình huống ví dụ: cả 2 mẹ con cùng ăn táo mẹ có thể cầm miếng táo ăn cùng bé, khi ăn mẹ nhai giòn sần sật cho bé xem rồi nói “nhai táo giòn sật sật nghe bùi tai quá, ngon quá ngon quá..!! mà nhai như này táo lại ngọt hơn nữa, ngon lắm con nhé, con thử nhai như mẹ xem thú vị lắm”. Hoặc nếu ăn cả gia đình thì bố mẹ có thể vừa nhai táo cho bé xem vừa trò truyện để kích thích tính tò mò của bé. Mẹ cầm miếng táo nhai giòn sần sật rồi khen táo nhai giòn và ngon lắm rủ bố ăn cùng, đưa cho bố 1 miếng rồi nói “bố ơi , bố ăn thử táo đi ngon lắm, nhưng bố phải nhai giòn sần sật như mẹ này mới ngon (biểu diễn cách nhai cho cả bố và bé xem ), rồi bố cũng bắt đầu nhai táo như cách mẹ biểu diễn , rồi cả bố mẹ đều nhai và khen nhai như này táo rất ngon, ngon lắm thú vị lắm mình ăn hết chỗ táo này đi, ôi ngon quá ngon quá. Cách làm này vô cùng hiệu quả kích thích tính tò mò muốn thử bắt chước của bé, phần lớn trẻ gặp tình huống này sẽ nói con cũng muốn ăn thử và tập làm theo.
5. Cố định lượng thời gian cho 1 bữa ăn của bé trẻ dưới 9 tháng tuổi 30 phút / 1 bữa, trẻ trên 9 tháng tuổi 25 phút. Trước khi hết thời gian ăn khoảng 5-7 phút, mẹ nên nhắc nhở bé là thời gian ăn của con sắp hết rồi nếu con muốn ăn tiếp khi ăn khẩn trương hoặc bố mẹ ăn xong là con cũng phải ăn xong đấy nhé. hết giờ ăn sẽ không được ăn nữa đâu. Khi hết giờ ăn thì thông báo cho bé biét giờ ăn của con đã hết rồi mẹ sẽ dọn đồ ăn đi nhé, nếu con đói thì để bữa sau ăn tiếp nhá. Việc làm này sẽ hình thành cho trẻ kỹ năng tập trung khi ăn uống và bé có thể tự hình thành khả năng ước lượng thời gian của 1 bữa ăn. Chú ý khi nói chuyện cùng con: mẹ nên lại gần con, tầm mắt của mẹ nhìn vào mắt con và truyền đạt những gì cần nói (ngồi quỳ gối hoặc ngồi xổm khi nói chuyện cùng bé)
6. Bé phải ngồi ghế khi ăn, không xem ti vi, không vừa ăn vừa chơi, không cho ăn nhiều bữa hơn so với số bữa ăn đã được quy định.