tre so sinh bị tieu chayTrẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, mẹ phải làm sao?

Câu hỏi đặt ra đầu tiên là: Vậy dầu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy (trẻ sơ sinh bị đi ngoài) như nào?
Trước tiên, bạn cần nhận biết các yếu tố sau để đảm bảo con bạn đang có hệ tiêu hóa tốt, hoàn toàn bình thường. Số lần đi ngoài trong một ngày của bé còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, mỗi thể trạng sẽ có tần suất đi ngoài khác nhau.
 
Nhưng thông thường thì trong giai đoạn mới sinh, bé có thể đi ngoài 4 đến 5 lần một ngày. Lúc này phân của bé có thể sẽ có màu xanh rêu hoặc đen trong khoảng 2-3 ngày đầu tiên. Tiếp theo trong khoảng tháng đầu tiên, bé sẽ đi đại tiện từ 2-5 lần một ngày, phân có màu vàng đẹp, hơi lỏng, thỉnh thoảng có lợn cợn hoặc bị vón cục. Trẻ bú sữa công thức sẽ đi ngoài nhiều hơn với trẻ được bú sữa mẹ do bé hấp thu sữa mẹ nhiều hơn.

Có thể nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy khi xuất hiện những dấu hiệu sau:

  • Phân của trẻ sơ sinh bị đi ngoài lỏng hơn nhiều so với bình thường
  • Đi ngoài với tần suất thường xuyên hơn so với bình thường
  • Phân trẻ sơ sinh bi tiêu chảy trào ra khỏi tã lót do quá lỏng
  • Đôi khi còn xuất hiện máu trong phân hoặc phân của trẻ sơ sinh bị đi ngoài có màu đen
  • Bé mệt mỏi hoặc quấy khóc nhiều.

tre so sinh bi tieu chay

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài phải làm sao

Những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

  • Nhiễm virus: Một số loại virus dễ khiến trẻ bị tiêu chảy như rotovirus, adenovirus, calicivirus, astrovirus và cúm. Khi mắc phải những loại virus trên bé sẽ bị đi ngoài kèm theo những dấu hiệu ói mửa, đau bụng, sốt, ớn lạnh,…
  • Nhiễm khuẩn: Một số vi khuẩn là nguyên nhân làm trẻ sơ sinh bị tiêu chảy như salmonella, shigella, staphylococcus, campylobacter, hoặc E.coli 
  • Nhiễm trùng tai: Trẻ sơ sinh rất dễ gặp phải căn bệnh này, bé sẽ có triệu chứng như thính lực kém, sốt, chán ăn, nôn mửa, tiêu chảy,…
  • Kí sinh trùng: Các loại kí sinh trùng sinh sôi và phát triển trong đường ruột của của trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh, từ đó dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị đi ngoài.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Những bé sau khi trải qua một đợt trị liệu có thuốc kháng sinh cũng rất dễ bị tiêu chảy. Nếu vẫn đang trong thời gian dùng thuốc, bé có dấu hiệu đi ngoài, bố mẹ không nên dừng thuốc mà đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Ngoài ra bé cũng có thể phản ứng với những loại thuốc khác mà không nhất thiết là kháng sinh.
  • Dùng nước trái cây quá nhiều cũng là nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Mặc dù nước trái cây giúp làm đẩy nhanh quá trình tiêu hóa đối với trẻ bị táo bóng nhưng cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy.
  • Dị ứng thực phẩm: Do trẻ quá mẫn cảm hoặc dị ứng với một số loại thức ăn nhất định, dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do đang bị dị ứng thực phẩm là khó thở, sưng phù mặt hoặc các bộ phận khác như mắt, môi… Các mẹ lưu ý không cho trẻ dùng sữa tươi khi chưa đủ 1 tuổi.
  • Ngộ độc: Nguồn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, có chứa hóa chất là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đi ngoài

Dị ứng sữa là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị tiêu chảy

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài?

  • Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường có thể tự hồi phục nếu phụ huynh biết cách điều trị đúng phương pháp. Ngược lại, nếu bé bị mất nước và không được điều trị kịp thời thì sẽ phức tạp hơn nhiều.
  • Vì thế việc đầu tiên mà các bậc phụ huynh nên làm khi phát hiện trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là bổ sung tối đa lượng nước đã mất cho bé. Trong giai đoạn sơ sinh, tốt nhất các mẹ nên cho bé bú mẹ, hoặc sữa công thức để bổ sung đủ nước vào nguồn thức ăn của trẻ.
  • Dừng việc sử dụng các loại nước có đường như: nước hoa quả, nước ngọt tổng hợp,… vì chúng có thể làm bệnh trẻ sơ sinh bị đi ngoài nghiêm trọng hơn.
  • Nếu bé nhà bạn đang dùng sữa công thức, thì nên tạm dừng và cho bé thử một dòng sữa khác. Bé không hợp với sữa bột cũng là nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
  • Theo dõi chặt số lần đi ngoài cũng như tình trạng phân của bé để thông tin đến bác sĩ.
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc của người lớn cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nếu chưa được sự chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm: 4 loại sữa dùng cho bé bị tiêu chảy

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì để cải thiện nguồn sữa?

Thức ăn duy nhất của trẻ sơ sinh chính là sữa mẹ hoặc sữa công thức cho bé từ 0 – 6 tháng tuổi. Vậy mẹ nên ăn gì để trị được chứng trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày?

  • Gợi ý đầu tiên cho mẹ là sữa chua. Khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ không nên ăn các thực phẩm chế biến từ sữa những sữa chua lại là ngoại lệ. Trong sữa chua có các lợi khuẩn tốt cho hệ vi sinh đường ruột, từ đó cải thiện được chứng bé đi ngoài nhiều.
  • Mẹ nên tăng cường ăn nhiều rau củ quả để bổ sung vitamin, tăng cường sức đê kháng cho bé. Tuy nhiên có một số loại rau của nhuận tràng mẹ cần tránh như: khoai lang, mồng tơi, chuối, gia vị cay nóng.
  • Mẹ cần ăn chín uống sôi rửa sạch thực phẩm khi chế biến, tránh ăn các món tanh như gỏi cá, sushi
  • Để tốt cho bé, mẹ nên hạn chế các nhóm đồ uống có chất kích thích như cafe, thuốc lá, rượu bia
  • Theo mẹo nuôi con dân gian, mẹ cũng nên ăn trứng gà lá mơ để cải thiện sức khỏe đường ruột cho bé

trung ga la mo cho me bau

Mẹ ăn trứng gà lá mơ để cải thiện tình trạng đi ngoài ở trẻ

Khi nào cần đưa trẻ đi bệnh viện?

Tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh có thể sẽ xảy ra và giảm dần trong vòng 24 giờ mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bệnh không thuyên giảm, thậm chí đi tiêu liên tục phân lỏng hơn 6 lần/ngày, kèm theo dấu hiệu mất nước như miệng khô, tã bỉm không ướt trong 4-5 giờ liên tục, bé khóc không có nước mắt.

Trẻ khóc quấy liên tục, đặc biệt khó chịu khi bị sờ nắn bụng, sốt trên 38 độ. Hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được bác sĩ kiểm tra để kịp thời điều trị. 

Bé bị đi ngoài nên uống thuốc gì?

Các mẹ không nên chủ quan vì trẻ sơ sinh bị tiêu chảy trong thời gian dài sẽ khiến bé bị mất nước nhanh chóng. Nếu kèm theo các dấu hiệu nóng sốt, ói mửa sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch, thậm chí nghiêm trọng hơn còn có thể gây tử vong.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về vấn đề trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mà các ông bố bà mẹ cần nắm rõ. Hy vọng bài viết này đã phần nào đó giúp đỡ các bậc phụ huynh chăm sóc bé nhà mình tốt hơn.

Chúc các bé nhà mình luôn mạnh khỏe!

Tìm kiếm liên quan

bé bị tiêu chảy nên uống thuốc gì

trẻ bị tiêu chảy cấp uống thuốc gì

trẻ sơ sinh bị tiêu chảy