Mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

1. Giờ nào việc đó

Thực tế thì, nhiều mẹ đã “dụ” con ăn bằng cách cho bé ngồi trên xe đẩy và cho đi lòng vòng quanh khu nhà ở, hoặc cho bé vừa xem tivi vừa ăn, hoặc vừa ăn vừa chơi đồ chơi… tuy nhiên, việc phân tán việc ăn uống của bé như thế không những không tốt cho hệ tiêu hóa của bé, mà còn khiến bé hấp thụ thức ăn một cách thụ động, không có nhiều cảm giác với đồ ăn, hoặc hưởng thụ sự ngon miệng của thức ăn.

1438079792_khong-chiu-an-rau-jpg.jpg

Hãy học mẹ Nhật cách chăm sóc trẻ để trẻ có thể chủ động ăn uống một cách khoa học nhất. Dù bé nhà bạn đang rất lười ăn, nhưng hãy dùng kỉ luật thép với con, không cho phép bé vui chơi trong lúc ăn.sự tập trung thời gian đầu sẽ rất khó khăn, nhưng dần dần, tự bé sẽ chủ động hơn trong việc ăn uống.

Thay vì cho bé chơi đùa, hãy cùng ăn với con và trò chuyện cùng bé. Có những động viên, khích lệ khi bé ăn ngoan…Chắc chắn bé nhà bạn sẽ dần có cảm hứng với đồ ăn và ăn uống nề nếp hơn đấy.

2. Giảm những bữa ăn vặt

be-bieng-an-e1438825006608.png

Có thể nhiều mẹ không chú ý, nhưng chính vì chăm con quá kĩ trong những bữa phụ đã khiến trẻ lười ăn bữa chính. Hãy giảm số bữa ăn, giảm việc cho con ăn vặt. Một đứa trẻ 3 tuổi thì nhu cầu dinh dưỡng không nhất thiết phải đến 5 hay 6 bữa ăn một ngày.cho bé ăn vặt nhiều quá cũng khiến bé có giảm giác no và không tập trung vào bữa chính.

Hãy “bỏ đói” con mình vài ngày, đừng thúc ép bé ăn và nhẹ nhàng cắt giảm những bữa phụ, đảm bảo bé nhà bạn sẽ chủ động nhắc bạn đến giờ ăn đấy.

3. Giảm khẩu phẩn để tăng lượng thức ăn nạp vào cơ thể

Nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng đây lại là một trong những bí quyết đơn giản để mẹ có thể kích thích sự thèm ăn của trẻ. Một tô cơm đầy ứ chắc chắn sẽ tạo cảm giác ngấy cho trẻ. Thay vào đó, hãy dùng chén nhỏ, một lượng cơm và thức ăn vừa đủ để bé có thể thấy dễ dàng nuốt trôi chúng.

Và thực tế, nhiều cha mẹ cho con ăn quá nhiều, và rồi bé không ăn hết khẩu phần, lại nghĩ rằng con lười ăn.nhưng một đứa trẻ vài  tuổi thì có thể sẽ không cần nhiều đồ ăn như thế.