Như thế nào thì là béo phì?

Thể trạng của một người được gọi là cân đối, thừa cân, thiếu cân, gầy hay béo phì … được tính đo bằng chỉ số BMI:

bang-danh-gia-tieu-chuan-can-nang

Tính chỉ số BMI = Cân nặng (kg) / ( Chiều cao(m)* Chiều cao(m))

Dựa vào cách tính chỉ số BMI phía trên và bảng dữ liệu đánh giá các mẹ có thể dễ dàng biết được trẻ có bị mắc bệnh béo phì hay không.

Hoặc các mẹ có thể dựa vào bảng cân năng, chiều cao theo chuần WHO cho trẻ dưới 5 tuổi như sau để đối sánh:

bang-danh-gia-tieu-chuan-can-nang

Bảng đánh giá cân nặng dành cho bé gái

bang-danh-gia-tieu-chuan-can-nang

Bảng đánh giá cân nặng dành cho bé trai

Béo phì có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bé không?

Điều bất lợi đầu tiên thuộc về lĩnh vực tâm lý – xã hội. Trẻ quá béo sẽ chịu đựng những “cái nhìn” thiếu thiện cảm của mọi người, điều có thể đưa tới một sự khó chịu, khổ tâm sâu sắc.trẻ bị béo phì thường sống ít giao tiếp hơn, bởi trẻ dễ bị bạn bè trêu chọc, khinh thường, phân biệt đối xử thậm chí còn bắt nạt.

Khi đến tuổi trưởng thành, các vấn đề liên quan đến sự rối loạn lipid (mỡ) sẽ xuất hiện bên cạnh những triệu chứng khác như: tăng cholesterol, mỡ máu cao (hypercholestérolémie) hoặc một sự tiết dư thừa quá mức chất insulin có thể dẫn đến tiểu đường sau này.

Như vậy chứng béo phì ở trẻ em là nguồn gốc phát sinh các biến chứng nghiêm trọng ở tuổi trưởng thành: hội chứng tim mạch, bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn tuần hoàn não…, hô hấp, biến chứng chỉnh hình các chi dưới (complications orthpédiques)…, từ đó nhất thiết phải giảm một cách tuyệt đối, càng sớm càng tốt sự thừa cân của bé mẹ nhé!