Thóp lại được cấu tạo từ các màng dai, khiến cho đầu của bé rất linh hoạt. Sự linh hoạt này khá cần thiết giúp bé “chui” từ bụng mẹ ra ngoài.
Nguồn gốc và chức năng của thóp
Khi não phát triển, hộp sọ sẽ bị giãn ra. Điểm mềm trên đầu (thóp) sẽ được kéo căng ra trong vòng 2-3 tháng đầu tiên, phù hợp với sự phát triển nhanh của não. Sau khoảng thời gian này, thóp sẽ bắt đầu liền lại.
Thóp còn giữ chức năng tránh cho bé bị tổn thương não. Giai đoạn đầu đời, các bé có xu hướng bị thương nhiều, nhất là khi bé bắt đầu học lẫy, bò hay học đứng – dễ bị ngã và bị thương ở đầu. Thóp có tác dụng như cái đệm khi bé bị ngã và bảo vệ bé khỏi chấn thương não.
Lưu ý khi chạm vào thóp của bé
Nhiều cha mẹ lo lắng khi chạm phải thóp mềm của bé. Việc chạm vào thóp một cách nhẹ nhàng thì không gây hại gì cho bé. Thóp gồm nhiều màng dày, vì thế, bạn sẽ không thể làm bé bị thương bằng việc chạm nhẹ.
Thời điểm liền của thóp
Thóp sau, điểm mềm nằm phía sau đầu sẽ liền trước, khi bé được 2-4 tháng tuổi. Thóp sau nhỏ hơn thóp trước nên liền nhanh hơn.
Thóp trước, điểm nằm phía trước đầu sẽ liền sau. Thời điểm liền của thóp trước khá đa dạng. Thông thường, thóp trước sẽ liền khi bé được khoảng 18 tháng tuổi nhưng cũng có trường hợp liền sớm hơn, khoảng 9-12 tháng tuổi.