Viêm tai giữa là một bệnh thường gặp của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, được xếp vào nhóm bệnh đường hô hấp trên. Bệnh thường dẫn đến những biến chứng nặng nề nếu không được cha mẹ phát hiện kịp thời.

Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ được xếp vào nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên. Đây là một trong những bệnh rất thường gặp ở bên trong tai trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị viêm tai giữa, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm hoặc để lại di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ. Việc phát hiện sớm nguyên nhân trẻ bị viêm tai giữa để điều trị kịp thời. Hơn nữa, cần nhận biết sớm các nguyên nhân và có biện pháp phòng ngừa biến chứng và các hậu quả lâu dài đối với trẻ.

Do sức đề kháng kém và chưa hoàn thiện của những trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi sức đề kháng rất kém nên không chống lại được sự nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công, từ đó dễ dàng mắc bệnh viêm tai giữa hơn so với người lớn.

Do cấu trúc tai của trẻ thường có hòm nhĩ và họng mũi nằm ngang, ngắn hơn nên sẽ dễ bị viêm nhiễm, từ đó làm lây lan bệnh lên tai giữa.

Do nhỏ rất nhạy cảm, rất dễ bị phản ứng với những kích thích hóa, lý và cơ học, gây ra tình trạng xuất tiết dịch, gây dịch ứ đọng nhiều trong hòm tai và gây viêm tai giữa.

Do trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp như: viêm họng, amidan hay viêm mũi sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn lây lan lên tai giữa gây ra bệnh, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa hơn so với những đứa trẻ khỏe mạnh khác.

Do vệ sinh tai mũi họng của trẻ không sạch sẽ, không thường xuyên vệ sinh tai cho trẻ, hoặc là vệ sinh không đúng cách gây nhiễm trùng, sau đó gây ra viêm tai giữa ở trẻ

Trẻ bị viêm tai giữa khi có thói quen hay dùng các vật nhọn cứng và sắc để ngoáy tai khiến tai bị tổn thương và tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn.

Ngoài ra một nguyên nhân viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh mà các bà mẹ nên biết đó là hay cho trẻ nằm nghiêng để bú, lúc này sữa sẽ tràn vào tai của trẻ, lâu dần tích tụ sẽ gây viêm nhiễm trong tai.

Do sống trong môi trường bị ô nhiễm, có nhiều khói bụi bẩn hoặc tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá, hóa chất độc hại.

Ngoài ra những trẻ mà thường xuyên tắm, bơi lội trong nguồn nước bẩn, có chứa hóa chất, vi khuẩn.

Do đặc điểm giải phẫu và sinh lý của trẻ em có nhiều điểm khác biệt với người lớn, nên trẻ em thường hay bị viêm tai giữa nhiều hơn.

Trẻ em bị viêm tai giữa thường hay bị viêm mũi họng vì vi khuẩn sẽ từ các ổ viêm này lan lên tai gây nên.

Ở trẻ em, trẻ sơ sinh, nhất là khi bố mẹ cho em bé nằm ngửa thì tai sẽ ở vị trí thấp hơn mũi họng, nếu em bé khóc, vòi nhĩ sẽ mở rộng thêm làm cho các chất xuất tiết ở mũi họng theo đó chảy vào hòm tai.

Hệ thống niêm mạc đường hô hấp (niêm mạc mũi họng, hòm tai, khí phế quản…)  rất nhạy cảm, rất dễ phản ứng với những kích thích hóa, lý và cơ học bằng hiện tượng xuất tiết dịch, làm cho dịch ứ đọng nhiều trong hòm tai gây viêm tai giữa ở trẻ.