1. Tại sao trẻ phải tiêm phòng?

Trẻ cần tiêm phòng để bảo vệ trẻ không mắc phải những căn bệnh nguy hiểm khi trẻ nhỏ. Những căn bệnh đó có thể có những biến chứng phức tạp nguy hiểm và có thể gây tử vong cho trẻ.

2. Những căn bệnh nào cần tiêm phòng vacxin?

  1. Bệnh Sởi.

  2. Quai bị
  3. Bại liệt

  4. Rubella
  5. Ho gà

  6. Bạch hầu
  7. Uốn ván

Haemophilus influenzae type b (Hib là nguyên nhân chính gây viêm màng não)

Viêm gan B

Bệnh thuỷ đậu

Bệnh khuẩn cầu phổi (nguyên nhân gây viêm màng não và nhiễm trùng máu)

3. Trẻ cần tiêm phòng bao nhiêu mũi

Các văcxin dưới đây thường được khuyên nên cho bé tiêm phòng khi bé 2 tuổi và thường kết thúc sau khi gặp bác sĩ hoặc nhân viên y tế 5 lần.

  1. 4 liều bạch hầu, uốn ván và ho gà (DtaP)
  2. 4 liều vắc xin HiB

  3. 3 liều bại liệt.
  4. 3 liều vắc xin viêm gan B.

  5. 3 liều khuẩn cầu phổi.
  6. 1 liều sởi, quai bị và rubella (MMR).

  7. 1 liều thuỷ đậu.

4. Các loại vắc xin có tác dụng phụ như thế nào?

Bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể có tác dụng phụ, trong số đó có vắc xin. Tuỳ từng vắc xin, tác dụng phụ có thể là sốt nhẹ, phát ban hoặc sưng tấy vùng tiêm. Những hiện tượng khó chịu nhẹ là bình thường và không phải là một nguyên nhân đáng báo động. Nếu cảm thấy lo lắng, bạn có thể trao đổi với nhân viên y tế để nhận thêm thông tin.

5. Vắc xin có gây ra những phản ứng nghiêm trọng?

Vắc xin có thể gây ra những phản ứng nghiêm trọng nhưng hiếm khi. Nguy cơ căn bệnh nguy hiểm tấn công trẻ khi không tiêm phòng vắc xin còn lớn hơn nguy cơ vắc xin gây ra những phản ứng nghiêm trọng.

6. Tôi cần phải làm gì khi con tôi gặp phản ứng nghiêm trọng với vắc xin?

Nếu bạn nghĩ con bạn có bất kỳ một vấn đề với vắc xin, bạn nên gọi điện cho bác sĩ hoặc đưa bé tới bác sĩ ngay. Viết lại tất cả những gì đã xảy ra, ngày, giờ.

7. Tại sao tôi không thể chờ cho tới khi trẻ tới trường mới tiêm phòng cho trẻ?

Trẻ dưới 5 tuổi đặc biệt thường dễ mắc bệnh bởi vì hệ miễn dịch của trẻ chưa mạnh để chống lại căn bệnh nhiễm trung. Bằng cách tiêm phòng đúng thời gian (2 tuổi), bạn có thể bảo vệ con bạn khỏi các bệnh nhiễm trùng và còng bảo vệ cả các bé khác ở trường.

8. Tại sao sổ ghi chép tiêm phòng lại quan trọng?

Sổ theo dõi tiêm phòng có thể giúp bạn và nhân viên chăm sóc sức khỏe biết được lịch tiêm phòng của bé. Nếu bạn chuyển nhà hoặc thay đổi dịch vụ tiêm phòng, bạn sẽ tránh được tình trạng bé phải tiêm lặp lại các mũi đã tiêm hoặc bỏ sót mũi bé chưa tiêm. Bạn nên có một cuốn sổ ghi chép lại mũi tiêm phòng đầu tiên của bé và cập nhật mỗi khi bé tiêm phòng.

9. Tôi có thể cho bé tiêm phòng miễn phí ở đâu?

Tại Việt Nam, với các mũi tiêm bắt buộc dành cho trẻ, bạn có thể liên lạc với các trạm y tế xã, phường để tiêm phòng cho bé.

Những thông tin trên chỉ với mục đích tham khảo chứ không với mục đích điều trị bệnh. Nếu bạn có bất kỳ một vấn đề lo lắng về sức khoẻ em bé, bạn hãy liên lạc trực tiếp với bác sĩ của bạn để giải đáp.