Thời điểm ăn dặm lý tưởng đó là khi bé đủ 6 tháng tuổi (theo khuyến nghị của tổ chức Y tế thế giới WHO) vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển tương đối hoàn thiện và dễ hấp thu ngoài loại thực phẩm khác nhau ngoài sữa.

Một số nguyên tắc mẹ cần hiểu trước khi bắt đầu cho con ăn dặm:
1. Trong giai đoạn đầu tập ăn dặm sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính.
Ăn dặm là quá trình giúp con làm quen với với các thức ăn khác ngoài sữa, nên mẹ không nên đặt nặng vấn đề ăn nhiều hay ít. Mà hãy chú ý để giúp con hình thành thói quen ăn uống tốt lành mạnh.

Toàn bộ kỹ năng của con sẽ được bé học và hoàn thiện dần dần, chính vì vậy mẹ đừng quá cầu toàn vừa muốn con ăn ngoan, muốn con trông mũm mĩm, muốn con hoạt bát ngay từ đầu.

Mẹ hãy làm đúng cách, mọi thứ để cho con đón nhận một cách tự nhiên nhất. Khi mẹ căng thẳng, bực tức thì bé sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều, khiến bé cũng thấy áp lực, bé ăn không ngon, đôi khi lại hay cáu gắt.

2. Tập cho trẻ thói quen ăn ngồi ghế, tự ăn
Khi trẻ bắt đầu có khả năng ngồi vững, mẹ hãy tập cho con thói quen tự ngồi ghế và ăn. Mẹ có thể lót thêm gối hoặc vải để con ngồi chắc hơn.

3. Cho con ăn theo nguyên tắc : Loãng – Đặc và Mịn – Thô
Cho bé ăn dặm từ loãng, đặc và từ mịn tới thô, tăng dần lượng ăn vừa đủ theo nhu cầu của con. Lượng ăn là theo nhu cầu của từng bé, nên mẹ đừng lấy hình mẫu trẻ hàng xóm rồi áp đặt lên bé nhà mình. Cơ thể trẻ sẽ tự điều chỉnh nhu cầu, lượng ăn phù hợp với chính bản thân trẻ.

5. Giới thiệu đa dạng các loại rau củ, đạm cho bé
Khi giới thiệu các loại rau củ, đạm cho bé bạn áp dụng nguyên tắc 3days easy, nguyên tắc này giúp mẹ biết con thích ăn gì, không thích ăn gì, dị ứng với những thực phẩm gì.

Mỗi khi giới thiệu món mới cho bé, hãy cho bé ăn từ ít tới nhiều, và sử dụng liên tục như vậy để mẹ có thể hiểu con hơn.

6. Không nên nêm gia vị đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi
Thận của trẻ nhỏ rất yếu nên trong thời gian đầu ăn dặm mẹ không nên nêm nếm bất kỳ gia vị nào vào thức ăn của trẻ. Việc nêm nếm gia vị như người lớn sẽ vô tinh gây hại cho cơ thể của trẻ.

Vị giác của trẻ nhỏ khác hoàn toàn với người lớn, khi trẻ mới bắt đầu tập làm quen với thức ăn mới, hãy để cho bé có cơ hội làm quen với mùi vị đặc trưng của chúng. Nếu như mẹ chịu áp lực từ gia đình mẹ có thể lựa chọn các loại gia vị hữu cơ, tuy nhiên hãy để bé trên 8 tháng tuổi mới dùng mẹ nhé!

Thực đơn chi tiết 30 ngày đầu tiên ăn dặm của con
Ngày 1:
Cháo rây: 5ml (cháo 1:10)

Nước lọc tráng miệng (mẹ cho con nhấp nhấp chút thôi nhé).

Ngày 2:
Cháo rây: 10ml (cháo 1:10)

Nước lọc tráng miệng (mẹ cho con nhấp nhấp chút thôi nhé).

Ngày 3:
Cháo rây: 15ml (cháo 1:10)

Nước lọc tráng miệng (mẹ cho con nhấp nhấp chút thôi nhé). Những ngày sau cứ vậy mà cho con uống nước tráng miệng nha.

Ngày 4:
Cháo rây: 10ml (cháo 1:10 mẹ có thể trộn thêm dashi rau củ)

Cà rốt nghiền: 5ml (cà rốt hấp chín rây mịn và thêm nước dashi vào làm loãng)

Ngày 5:
Cháo rây, dashi: 10ml (cháo 1:10)

Cà rốt nghiền: 5ml (cà rốt hấp chín rây mịn và thêm nước dashi vào làm loãng)

Mướp hương: 5ml (hấp chín rây)

Ngày 6:
Cháo rây, dashi: 10ml (cháo 1:10)

Cà rốt nghiền: 5ml (cà rốt hấp chín rây mịn và thêm nước dashi vào làm loãng)

Mướp hương: 5ml (hấp chín rây)

Ngày 7:
Cháo rây, dashi: 10ml (cháo 1:10)

Mướp hương: 5ml (hấp chín rây)

Bí đỏ: 5ml (hấp chín rây mịn thêm nước daishi vào làm loãng)

Ngày 8:
Cháo rây, dashi: 10ml (cháo 1:10)

Bí đỏ: 5ml (hấp chín rây mịn thêm nước daishi vào làm loãng)

Khoai tây trộn sữa mẹ 5ml (khoai tây hấp chín rây mịn cho sữa mẹ vào trộn đều)

Ngày 9:
Cháo rây, dashi: 10ml (cháo 1:10)

Bí đỏ: 5ml (hấp chín rây mịn thêm nước daishi vào làm loãng)

Khoai tây trộn sữa mẹ 10ml (khoai tây hấp chín rây mịn cho sữa mẹ vào trộn đều)

Ngày 10:
Cháo rây, dashi: 10ml (cháo 1:10)

Khoai tây trộn sữa mẹ 10ml (khoai tây hấp chín rây mịn cho sữa mẹ vào trộn đều)

Su su: 5ml (hấp chín rây)

Bắt đầu từ ngày 11 trở đi mẹ thêm chút dầu ăn vào trong cháo, một vài giọt thôi mẹ nhé, mẹ có thể dùng dầu ô liu, dầu mè, dầu óc chó… Các axit béo trong dầu giúp hoà tan vitamin, hỗ trợ hệ tiêu hóa chống táo bón, giúp con tăng cân, và tốt cho sự phát triển của con.

Mẹ thêm dầu vào khi đã tắt bếp, dùng đũa khuấy đều rồi múc ra bát cho con dùng.  Lưu ý là mẹ nhớ cho dầu vào khi cháo còn nóng nhé.

Ngày 11:
Cháo rây, dashi: 10ml (cháo 1:10)

Su su: 10ml (hấp chín rây)

Cải bó xôi: 5ml ( cải hấp chín rây thêm nước dùng daishi)

Ngày 12:
Cháo rây mix su su: 10ml (cháo 1:10)

Cải bó xôi: 10ml ( cải hấp/luộc chín rây thêm nước dùng daishi)

Bí đỏ trộn sữa mẹ: 10ml (bí hấp chín rây trộn cùng sữa mẹ).

Ngày 13: Từ ngày 13 bắt đầu tăng dần độ thô cho con.
Cháo rây, daishi 15ml ( Cháo vẫn tỉ lệ 1: 10 nhưng rây 10ml trộn với 5ml không rây)

Cải bó xôi 10ml

Mướp hương 10ml.

Ngày 14:
Cháo rây, daishi 10ml (cháo 1:10, rây 5ml trộn với 5ml không rây)

Rau ngót: 5ml (hấp rây)

Khoai tây 5ml (hấp rây trộn daishi)

Cà rốt: 10ml

Ngày 15:
Cháo rây, daishi 10ml ( cháo tỉ lệ 1:10, rây 5ml trộn 5ml không rây)

Rau ngót: 10ml (hấp rây)

Su su trộn sữa mẹ 10ml (su su hấp rây trộn sữa mẹ)

Ngày 16: Từ ngày 16 mẹ bỏ qua bước rây cháo.
Cháo mix rau ngót: 20ml (cháo 1:10 không cần rây cháo nữa dùng muỗng miết miết sơ qua).

Khoai lang: 5ml (hấp khoai và rây trộn nước dùng daishi)

Rau mồng tơi: 5ml (hấp/luộc rây)

Ngày 17:
Cháo mix rau mồng tơi:15ml (cháo 1:10)

Khoai lang: 10ml (hấp khoai và rây trộn nước dùng daishi)

Cà chua: 5ml (bỏ hạt hấp chín bóc bỏ vỏ rây)

Từ ngày 18 các loại rau lá mềm mẹ không cần rây mà băm nhuyễn tăng dần độ thô cho con, những loại củ quả hấp chín mềm thay vì rây mẹ nghiền nhuyễn và tăng dần độ thô.

Ngày 18:
Cháo mix khoai lang:10ml (cháo 1:10)

Mồng tơi: 10ml

Cà chua: 10ml (bỏ hạt hấp chín bóc bỏ vỏ rây)

Ngày 19:
Cháo mix cà chua 15ml (cháo 1:10)

Rau dền: 5ml (hấp/luộc băm nhuyễn)

Đậu cove: 5ml (đậu mẹ bỏ hạt hấp chín rây)

Ngày 20:
Cháo mix cà rốt: 10ml (cháo 1:10)

Đậu cove: 10ml

Canh rau dền: 10ml (rau dền hấp/luộc băm nhuyễn thêm nước daishi trộn đều).

Ngày 21:
Cháo mix rau dền 15ml (cháo 1:10)

Đậu cove: 10ml

Táo nghiền: 5ml (táo hấp chín rây)

Ngày 22:
Cháo mix táo 15ml (cháo1:10, táo hấp chín trộn với cháo nếu mẹ thấy đắc quá thì thêm nước dùng daishi nhé)

Súp lơ nghiền: 5ml (hấp/rây thêm chút nước dùng daishi)

Bí ngòi: 5ml (hấp nghiền nhuyễn)

Ngày 23:
Cháo mix bí ngòi: 10ml

Táo mix sữa mẹ: 10ml (táo hấp chín rây trộn sữa mẹ)

Súp lơ: 10ml

Ngày 24:
Cháo bánh mì: 10ml (mẹ dùng bánh mì sandwich bỏ viền cứng ngoài lấy phần mềm xé vụn trộn cùng sữa mẹ/ sữa công thức đun lên rây

Bí ngòi: 10ml

Súp lơ: 10ml

Ngày 25:
Cháo mix súp lơ: 10ml

1/4 lòng đỏ trứng gà (trứng gà ta luộc chín lấy 1/4 lòng đỏ nghiền nhuyễn thêm chút nước dùng daishi cho con dễ nuốt)

Khoai lang trộn sữa mẹ: 10ml

Khoảng giai đoạn này mẹ bổ sung thêm đạm cho con, bắt đầu bằng lòng đỏ trứng gà sau đó là đến thịt cá trắng (cá sông, cá đồng) như cá lóc, cá rô, cá chép, cá bống, cá basa, cá chốt…

Những loại cá nước ngọt thường lành tính nên giới thiệu cho con trước, tránh ăn cá biển sớm vì khả năng dị ứng cao. Khi con có biểu hiện dị ứng thực phẩm nào mẹ ngưng không cho con dùng tối thiểu 3 tháng sau giới thiệu lại cho con nhưng với lượng ít thôi.

Ngày 26:
Cháo mix 1/2 lòng đỏ trứng gà: 15ml

Canh bầu: 10ml (bầu hấp chín nghiền nhuyễn trộn với nước dùng daishi)

Đậu hà lan nghiền: 5ml

Ngày 27:
Cháo đậu hà lan mix cà rốt 15ml

1/4 lòng đỏ trứng gà ta

Cá lóc hấp gừng (cá hấp chín mẹ nghiền nhuyễn mẹ có thể trộn một ít vào cháo cho con ăn)

Ngày 28:
Cháo cá lóc mix đậu hà lan bí ngòi (cháo tỉ lệ 1:7).

Canh cải ngọt

Trà lúa mạch

Ngày 29:
Cháo hạt sen bí đỏ (cháo 1:7)

Cá lóc hấp sả

Canh rau cà chua

Trà lúa mạch

Ngày 30:
Cháo hạt sen bí ngòi khoai lang

Súp cà rốt khoai tây sữa mẹ.

Trà trái cây.

Toàn bộ định lượng ăn dặm trên là theo nhu cầu của bé nhà mẹ Hương, các mẹ tham khảo tuy nhiên cũng nên điều chỉnh để phù hợp nhất với nhu cầu cũng như khả năng ăn của bé nhà mình.

Mẹ tham khảo thêm các dụng cụ hỗ trợ ăn dặm dưới đây: 

Nguồn: Ăn dặm 3 in 1 – Ăn dặm từ trái tim