Tình trạng này khá phổ biến với trẻ dưới 3 tuổi, nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ khiến tình trạng suy dinh dưỡng ngày càng nặng và khó chữa. Vì vậy, tìm cách xây dựng thực đơn đầy đủ dưỡng chất, khoa học giúp các bé bị suy dinh dưỡng có thể phát triển và bắt kịp đà tăng trưởng là điều cần thiết.

1. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bé bị suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng được chia làm 3 cấp độ dựa vào cân nặng so với tuổi.

– Cấp độ 1: Cân nặng chỉ bằng 90% so với tiêu chuẩn của tuổi

– Cấp độ 2: Cân nặng bằng 75% so với tiêu chuẩn của tuổi

– Cấp độ 3: Cân nặng dưới 60% so với tiêu chuẩn.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng của bé, như do chế độ dinh dưỡng, do bệnh tật, do bẩm sinh, do điều kiện kinh tế xã hội…

– Do chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn cả về chất lượng lẫn số lượng, do mẹ không có kiến thức hoặc không có thời gian trong việc chăm sóc bé.

– Do bệnh tật: Trẻ thường mắc các bệnh về rối loạn tiêu hóa kéo dài, hoặc mắc các biến chứng sau viêm phôi, sởi…có khả năng hấp thu kém, biếng ăn dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

– Do bẩm sinh: Trẻ sinh non, bị suy dinh dưỡng từ trong bào thai, trẻ mắc các bệnh tim bẩm sinh cũng thuộc nhóm có nguy cơ suy dinh dưỡng cao.

x.jpg

Mẹ cần thường xuyên kiểm tra cân nặng của bé hàng tháng để kịp thời phát hiên tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng, từ đó có cách khắc phục kịp thời.

Ngoài ra, mẹ có thể nhận biết bé có bị suy dinh dưỡng hay không thông qua các dấu hiệu sau:

– 3 tháng liền không lên cân hoặc giảm cân

– Da thịt nhão, teo mỡ ở cánh tay, dưới bụng

– Da xanh, tóc thưa dễ gãy rụng.

– Biếng ăn, thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa.

– Quáng gà, khô giác mạc

2. Thực đơn ăn dặm cho bé suy dinh dưỡng theo từng độ tuổi

Đối với các bé bị suy dinh dưỡng độ 1 và độ 2, mẹ có thể khắc phục tình trạng này cho bé bằng cách áp dụng thực đơn dành cho bé suy dinh dưỡng ngay tại nhà, giúp bé nhanh chóng lấy lại cân nặng theo chuẩn. Thực đơn cho bé suy dinh dưỡng theo từng độ tuổi như sau:

Bé dưới 6 tháng tuổi: Sữa mẹ là thức ăn chủ yếu của bé trong giai đoạn này, vì vậy mẹ cần ăn uống đảm bảo để có nhiều sữa cho bé bú. Nếu sữa mẹ không đủ thì nên cho bé uống thêm các loại sữa dành cho bé suy dinh dưỡng (sữa cao năng lượng) theo chỉ định của bác sỹ.

Bé từ 6 – 12 tháng tuổi: Cho thêm sữa và tăng lượng thịt, rau củ trong bát bột của bé.  Nếu bé ăn ít, mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn của ra ra thành nhiều bữa, không nên ép bé ăn. Nên dùng nước xay giá đậu xanh để nấu cháo hoặc lảm lỏng thức ăn, vì trong giá đậu có chứa hàm lượng kẽm lớn giúp kích thích bé ăn ngon miệng hơn.

1412998515-chao8.jpg

Bé từ 13 – 24 tháng:

– 6h: Bú sữa mẹ hoặc uống sữa cao năng lượng 150  -200ml

– 9h: Cháo thịt, rau: 200ml.

– 12h: Bú 200ml sữa

– 14h: Ăn dặm chuối tiêu, đu đủ hoặc bơ…

– 17h: Cháo thịt, rau: 200ml (thay đổi thực đơn so với bữa sáng)

– Từ 20h: bú mẹ, uống sữa

– Bé từ 25 – 36 tháng:

– 7h: Uống 200ml sữa cao năng lượng

– 9h: Ăn hoa quả

– 11h: Cơm nát, thịt, rau

– 14h: Cháo thịt rau

– 17h: cơm nát, thịt (cá, trứng), rau

– 20h: Sup khoai tây, hỗn hợp bột dinh dưỡng.

Đối với bé suy dinh dưỡng độ 3,  mẹ nên đưa bé đi khám để được sự tư vấn của các bác sỹ chuyên gia về dinh dưỡng.