Ăn thịt cua có an toàn cho bà bầu?

Trong cua, ghẹ, không chỉ chứa hàm lượng canxi dồi dào mà còn rất nhiều omega, vitamin và các dưỡng chất cần thiết khác cho mẹ bầu. Trung bình, cứ 100g thịt cua chứa từ 500mg-1000mg chất béo, dưỡng chất cần thiết cho não bộ của thai nhi.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thủy ngân được tìm thấy trong hải sản có thể có hại cho sự phát triển não bộ của thai nhi và hệ thần kinh. Theo Hiệp hội sức khỏe quốc tế, trẻ em và phụ nữ mang thai nên tránh ăn cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá mú và cá kiếm. Thịt cua có hàm lượng thủy ngân thấp nhưng cần phải được sử dụng một cách điều độ.

Ngoài ra, theo nghiên cứu, hai loại chất độc thường được tìm thấy trong thịt cua là Dioxin và Polychlorinated biphenyls. Đây là những chất gây phát ban, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn chức năng thần kinh, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi và nguy cơ sinh non, sảy thai ở mẹ bầu. Vì vậy, các bà bầu chỉ nên ăn vừa phải thịt cua trong quá trình mang bầu.

Khẩu phần thịt cua phù hợp

Theo Hiệp hội sức khỏe quốc tế, loại cua có lượng thủy ngân thấp nhất là cua vua. Ngoài ra, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể thoải mái ăn các loại cua khác không quá 2 lần/tuần, mỗi lần không quá 0.2kg thịt cua.

Chế biến thịt cua

Các chuyên gia cảnh báo phụ nữ mang thai có thể dễ dàng bị ngộ độc thực phẩm hơn bình thường. Vì vậy, các loại cua đông lạnh – tuy không tươi ngon như thịt cua bình thường, nhưng lại an toàn vì đã được kiểm định chặt chẽ.

– Ăn chín, uống sôi

Khi bà bầu ăn cua, ghẹ không được chế biến đúng cách sẽ có nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn như: khuẩn dấu phẩy, khuẩn cầu trùm. Thậm chí có thể bị nhiễm khuẩn Listeria monocytogenes- một trong những loại vi khuẩn nguy hiểm, tấn công hệ miễn dịch của con người.

– Cấm kị khi ăn cua, ghẹ

Khi ăn cua, không nên uống trà hoặc ăn hồng. Hai chất này kết hợp với thịt cua sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của cơ thể.

Theo Khám phá