Khi bước vào tuần thứ 7 của thai kỳ nghĩa là bạn đã vượt qua được một nửa chặng đường của giai đoạn đầu mang thai.
Thai nhi 7 tuần tuổi có kích cỡ như thế nào?
Giai đoạn này rất nhiều mẹ xuất hiện triệu chứng bị ốm nghén. Với những mệt mỏi mà ốm nghén mang lại thì rất nhiều mẹ sẽ không cảm nhận được sự thay đổi của bào thai hoặc những thay đổi của cơ thể khi mang thai. Mặc dù mẹ không cảm nhận được một cách rõ ràng thì bé nhà mình vẫn cứ hàng ngày phát triển đều đặn nhé.
Giai đoạn tuần thứ 7 rất quan trọng. Theo quan điểm y học chỉ khi thai nhi 7 tuần tuổi thì mới được gọi chính xác là bào thai. Còn trước đó thì thai nhi sẽ chỉ được coi là một túi phôi.
Kích cỡ thai 7 tuần bằng quả nho và chưa xác định được khối lượng
Do thai nhi lúc này vẫn còn rất nhỏ nên khó có thể xác định được chính xác kích cỡ. Thông thường kích cỡ của thai 7 tuần chỉ nhỏ bằng cỡ quả nho (khoảng 1,3 cm và chưa xác định khối lượng). Khi được 8 tuần tuổi bé sẽ có kích cỡ khoảng 1,6 cm và nặng 1g. Trong tuần thứ 7 này bác sĩ siêu âm sẽ giúp bạn kiểm tra xem thai đã có nhịp tim hay chưa.
Nhịp tim của thai nhi là điều kiện tiên quyết giúp xác định có giữ được thai không, thai có phát triển bình thường hay không. Thông thường tim thai sẽ có bắt đầu từ tuần thứ 6 đến thứ 9. Chậm nhất là đến tuần thứ 10 phải có tim thai. Nếu sau 10 tuần vẫn không có tim thai thì được coi là bào thai chết, cần được xử lý đưa ra khỏi cơ thể người mẹ.
Chức năng cơ thể của thai nhi 7 tuần tuổi
Mặc dù có kích cỡ rất nhỏ nhưng các chức năng cơ thể của thai nhi đã bắt đầu phát triển.
- Xương đuôi dần tiêu biến. Đây là quá trình quan trọng. Nếu quá trình rụng đuôi này xảy ra bất cứ sai sót nào sẽ ảnh hưởng tới hình dáng của bé sau sinh.
- Đầu của bào thai xuất hiện 3 đốm đen nhỏ li ti, đại diện cho hai mắt và mũi đang hình thành
- Khi thai nhi 7 tuần tuổi, tai của bé cũng đã bắt đầu xuất hiện.
- Các cơ quan nội tạng bắt đầu phân chia và phát triển nhanh chóng thành hệ tiêu hóa đơn giản. Cơ thể bé cũng bắt đầu có sự bài tiết nước tiểu vào vùng nước ối.
- Các tế bào thần kinh bắt đầu phân nhánh tạo nên hệ thần kinh sơ khai
- Ngón chân, ngón tay bắt đầu phát triển. Giữa các ngón chân, tay vẫn có màng kết nối chứ chưa tách rời nhau. Nhìn tay chân của bé gần giống như những mái chèo rất dễ thương.
- Bộ phận sinh dục chưa phát triển rõ ràng, chưa phân biệt được giới tính nam hay nữ thông qua siêu âm. Do vậy nếu muốn biết được bé trai hay bé gái mẹ cần đợi ít nhất là 12 tuần.
Chiều dài phôi thai 7 tuần
Nhìn chung khi thai nhi 7 tuần tuổi sẽ bắt đầu có sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc hình thành và phát triển các cơ quan nội tạng, cơ quan cảm giác, hệ thần kinh và não bộ. Cùng với sự phát triển của cơ thể bé cũng sẽ sớm có được cảm nhận của chính bản thân mình. Đầu tiên là nhiệt độ, sau đó là mùi vị….
Sau đó bào thai càng lớn bé sẽ cảm nhận và nghe được tiếng nói từ bên ngoài. Chính vì vậy mặc dù vẫn còn nằm trong bụng nhưng mẹ vẫn nên thường xuyên trò chuyện, đọc sách, cho con nghe nhạc. Điều này rất có ích cho sự phát triển của trẻ.
Bé biết làm gì trong bụng mẹ?
Thai nhi 7 tuần tuổi hầu như chưa biết làm gì bên trong bụng mẹ và mẹ cũng rất khó cảm nhận được những cử động của bào thai. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì thai nhi 7 tuần đã bắt đầu có những cử động rất nhỏ mà các mẹ thường gọi là thai máy.
Khi thai nhi cử động mẹ có thể cảm thấy phần bụng bầu bị giật nhẹ 1, 2 cái. Tuy nhiên, mức độ rất nhẹ nên nhiều mẹ không thể cảm nhận được.
Thai nhi 7 tuần tuổi đã có tim thai chưa?
Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi thai nhi 7 tuần tuổi
Đây là khoảng thời gian các mẹ thường xuyên mệt mỏi, bà bầu khó thở, các mẹ nên chú ý nghỉ ngơi nhiều và theo dõi cơ thể. Nếu xuất hiện các cơn đau bụng hoặc ra máu thì mẹ bầu nên đến bác sĩ để được khám và tư vấn.
Đăng kí một lớp yoga là điều nên làm. Yoga sẽ giúp cơ thể mẹ dẻo dai, tránh các cơn đau nhức xương, tê chân tay. Ngoài ra tập luyên yoga đều đặn đến lúc sinh sẽ giúp các mẹ dễ sinh hơn.
Dinh dưỡng cũng là một phần cực kì quan trọng trong thời kỳ thai nhi 7 tuần tuổi. Mẹ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, đặc việt là vitamin, axit folic để bé yêu phát triển đầy đủ hệ thần kinh trong khoảng thời gian 3 tháng đầu này.
Trên đây là một vài chia sẻ thú vị dành cho các mẹ đang có thai nhi 3 tháng đầu. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích cho các mẹ trong việc chăm sóc mẹ cùng bé yêu.
Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh.