Mang thai và làm mẹ là hành trình đầy gian nan của môĩ người. Kích thước cơ thể thai nhi 28 tuần tuổi bao nhiêu là đạt tiêu chuẩn?

Sự phát triển của thai nhi 28 tuần

Trong những tháng cuối thai kì, rất nhiều mẹ thắc mắc về sự phát triển của em bé. Giai đoạn thai nhi 28 tuần mẹ hãy yên tâm là bé đã dần cứng cáp hơn. Khi siêu âm, mẹ cũng có thể nhìn thấy những cử động và khuôn mặt với các đường nét rõ ràng của bé trên màn hình rồi đấy!

Thai nhi tuần 28 có cân nặng trung bình là 1.1 kg

  • Thai nhi tuần 28 có kích thước tầm 28cm và cân nặng thai nhi 28 tuần 1.1kg.
  • Thai nhi 28 tuần đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện hệ cơ – xương với nhu cầu canxi thiết yếu tối thiểu là 250mg/ ngày.
  • Não bộ – hệ thần kinh trung ương đang được xây dựng hoàn chỉnh với hàng triệu dây thần kinh và neuron giúp thai nhi tuần 28 cảm nhận được ánh sáng, nhiệt độ và phân biệt các âm thanh từ trong bụng mẹ.
  • Xuất hiện các lớp mỡ dưới mô bì làm tăng khả năng đàn hồi, giảm thiểu sự nhăn nheo trên làn da của thai nhi 28 tuần tuổi. Khi siêu âm, mẹ có thể thấy các đường nét cơ thể bé bụ bẫm hơn so với những tuần trước.

Thai nhi 28 tuần đạp mạnh trong bụng mẹ

  • Một số bé đã bắt đầu xoay ngôi, xoay đầu lên hoặc xuống, xoay ngang hông hay xoay đầu ngang rốn. Bé hiếu động và nghịch ngợm tạo nên những chuyển động bên trong thành bụng người mẹ. Mẹ sẽ cảm nhận rõ ràng những cú gò vào các thời điểm khác nhau trong ngày.
  • Các móng tay, móng chân của thai nhi 28 tuần dần dài ra. Lông mi và tóc xuất hiện. Cấu trúc nhãn cầu hoàn chỉnh giúp bé nhận biết được ánh sáng thông qua làn da của mẹ.

Thai nhi 28 tuần tuổi cơ thể mẹ có gì thay đổi?

Bắt đầu từ tuần thứ 28, mẹ bầu sẽ được làm quen với những chuyển biến lạ lẫm trong cơ thể. Khi thai nhi 28 tuần, các cơ quan nội tạng bị chèn ép đem lại cảm giác khó thở và nặng nề khi mẹ di chuyển cùng với sự xuất hiện các vết rạn có thể khiến mẹ khá tự ti. Hãy yên tâm rằng chúng sẽ dần biến mất sau khi em bé chào đời.

Hình ảnh thai nhi 28 tuần

  • Thỉnh thoảng, mẹ bầu sẽ bị quấy rầy bởi các triệu chứng khó chịu như ợ nóng và táo bón. Lúc này, hormone thai kì đặc biệt sẽ kéo dài chu kì hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa, tạo nên cảm giác đầy hơi, chướng bụng. Một số mẹ bầu có thể bắt gặp tình trạng bệnh trĩ thai kì với sự sưng phù các mạch máu ở vùng hậu môn gây đau rát.
  • Sự thay đổi nhịp tim và huyết áp khi mẹ bầu nằm ngửa có thể dẫn đến hội chứng hạ huyết áp cục bộ thạm thời. Thời kỳ thai nhi 28 tuần, mẹ nên chuyển đổi tư thế nằm một cách nhẹ nhàng để tránh cảm giác khó chịu. Một mẹo nhỏ mẹ nên biết là sử dụng gối cho bà bầu sẽ giúp ích rất nhiều vào thời điểm này.
  • Thai nhi 28 tuần lớn và xoay ngôi liên tục chèn ép vào phần bàng quang khiến mẹ cần đi tiểu nhiều hơn so với bình thường. Nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu cũng cao hơn do những thay đổi trong cấu trúc cơ thể và mạch máu.
  • Nhiều bà bầu bị mất ngủ vào buổi tối khiến mẹ thường xuyên bị mệt mỏi, ủ rũ và thay đổi tâm tính một cách thất thường.
  • Áp lực từ tử cung chèn ép hệ thống dây truyền dẫn thần kinh xuống chân gây nên cảm giác tê bì, chuột rút hoặc sưng phù rất khó chiu. Ngâm chân vào buổi tối sẽ giúp mẹ cải thiện phần nào các triệu chứng này. Thời điểm này, có đên 90% bà bầu bị đau lưng.
  • Hệ thần kinh trung ương sẽ điều phối các dây thần kinh cảm xúc khiến mẹ dễ bị ủ rủ, lo lắng, hồi hộp và khó tập trung. Thời điểm thai nhi 28 tuần cũng là lúc dễ xuất hiện các căn bệnh trầm cảm thai kì ảnh hưởng nặng nề đến tâm trạng của mẹ bầu.

Sau 28 tuần đồng hành cùng bé yêu, mẹ đã có thể cảm nhận rõ ràng những bước chuyển biến vi diệu của bé từ trong thành bụng. Những cảm xúc hạnh phúc và thiêng liêng khi nhận thấy cú đạp đầu tiên hay nhìn thấy bé trên màn hình lúc siêu âm tác động rất nhiêu đến mẹ bầu.

Lúc này, mẹ hãy điều chỉnh chế độ dinh dưỡng với các món ăn nhẹ, giàu năng lượng và thường xuyên vận động nhẹ nhàng để giảm thiểu các triệu chứng thai kì khó chịu. Thường xuyên trò chuyện cùng bé cũng là một gợi ý hay giúp mẹ và bé thêm phần gắn kết.

Với những thông tin về thai nhi 28 tuần tuổi trong bài viết, hy vọng mẹ sẽ nắm được những bước phát triển của bé để điều chỉnh lịch trình sinh hoạt phù hợp. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh trong suốt thai kì!