Được mang thai và làm mẹ là hành trình đầy cảm xúc của mỗi người phụ nữ. Mẹ cần theo dõi sát sao sự phát triển của bé trong quá trình mang thai để chăm sóc bé yêu tốt nhất.

Thai nhi 26 tuần tuổi kích thước thế nào?

Khi bé duỗi chân thì kích thước chiều dài của thai nhi 26 tuần có thể đạt tới 36cm. Cân nặng rơi vào khoảng 900g tương đương với một cây xà lách búp Mỹ. Với kích thước và cân nặng như thế, bé có thể hoạt động liên tục và mẹ hoàn toàn có thể cảm nhận được những cử động ấy.

Thai nhi 26 tuần tuổi lớn bằng cây xà lách búp Mỹ

Lúc này, não của bé phát triển hơn. Mắt biết nhắm và mở, phổi mặc dù chưa hoàn thiện nhưng vẫn có thể phát triển tốt nếu bé được sinh ra ở thời điểm này.
Chức năng cơ thể ra sao?

Thai nhi 26 tuần tuổi có thể cảm nhận được những âm thanh từ thế giới bên ngoài. Và vì thế, bố mẹ hãy dùng những lời lẽ yêu thương đến nhau nhé. Con sẽ thích nghe những lời như vậy. Bé có thể hít vào và thở ra. Mặc dù hoạt động này chưa diễn ra mạnh nhưng nó cũng sẽ rất tốt cho sự phát triển phổi của con.

Thai nhi 26 tuần tuổi biết làm gì trong bụng mẹ?

Cơ thể bé bắt đầu có những cử động rõ rệt. Bé đã có thể mút ngón tay, nấc cục từng cơn. Những cử động này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi 26 tuần nên mẹ không phải lo lắng. Ngược lại, mẹ có thể nằm thư giãn và tận hưởng những cảm giác thú vị phát ra từ trong bụng mình.

Thai nhi 26 tuần tuổi

Bé sẽ đạp nhiều hơn thời gian trước do giờ đây bé khỏe mạnh và hoàn thiện hơn. Bé sẽ đạp chủ yếu vào buổi đêm, nếu để ý mẹ sẽ có thể cảm nhận được.

Lời khuyên cho mẹ bầu mang thai tuần 26

Tuần thứ 26 là tuần cuối của giai đoạn giữa. Và chính vì vậy, mẹ sẽ có những triệu chứng như bà bầu bị đau lưng, bị chuột rút cơ bắp chân, tức ngực, khó thở. Nguyên nhân chính đó là bé ngày càng lớn, tử cung của mẹ bị đẩy xuống nặng thêm, áp lực lớn hơn.

Thai nhi 26 tuần tuổi mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Muốn khắc phục tình trạng chuột rút khi thai nhi 26 tuần tuổi mẹ hãy ngồi nghỉ ngời và xoa bóp chân. Nếu vẫn không đỡ thì hãy đi lại khoảng 5 phút, mẹ sẽ thấy bớt đau. Mẹ cũng cần tập thích nghi bởi tình trạng này sẽ tiếp tục trong thời gian tới cho đến khi gần sinh.

Mẹ hãy bổ sung đầy đủ các chất vitamin C từ cam, rau củ, trái cây tươi vì nó rất tốt cho làn da của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi 26 tuần tuổi. Mẹ cũng đừng quên uống sữa bầu mỗi ngày để cung cấp dinh dưỡng cho bé yêu phát triển khỏe mạnh nhé.

Thời điểm thai nhi 26 tuần mẹ bầu có thể sẽ bị tiền sản giật. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Triệu chứng của bệnh này đo là sưng phù mặt, mí mắt, bàn chân nặng… Mẹ cần liên hệ sớm với bác sĩ để được tư vấn và kịp thời chữa trị.

Ngoài tuần thứ 20, huyết áp mẹ bầu cũng có thể tăng, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với thời kì trước khi mang thai.

Mẹ bầu cần làm gì khi thai nhi 26 tuần tuổi?

  • Thời điểm này, mẹ cần chuẩn bị chu toàn mọi thứ trước khi bụng bầu lớn khó khăn trong việc di chuyển, đồ sơ sinh, sửa lại phòng cho con, trang phục cho mẹ…
  • Một điều mà mẹ đừng quên đó là trò chuyện với con hàng ngày, đọc truyện cho con nghe. Bé sẽ cảm nhận được qua giọng đọc của mẹ. Qua đó cũng sẽ giúp thắt chặt tình cảm của 2 mẹ con.
  • Lên kế hoạch đi nghỉ dưỡng cũng như dành nhiều thời gian cho chồng trước khi phải bận rộn với em bé.
  • Tìm hiểu trước về bệnh viện dự định sinh con. Bạn nên chọn bệnh viện gần nhà, thuận lợi cho việc di chuyển, đừng quên tiêu chí sạch sẽ, an toàn.
  • Mẹ phải kiểm tra thai định kì để đảm bảo không xảy ra bất kì sơ suất nào trước khi sinh bé.

Hi vọng bài viết sẽ mang lại cho mẹ những kiến thức cần thiết về thai nhi 26 tuần tuổi cũng như những điều mẹ bầu cần lưu ý ở thời điểm này. Đừng quên chia sẻ với bạn bè nếu thấy bài viết có ích.

Chúc các mẹ có một thai kì khỏe mạnh.