Được làm mẹ là niềm hạnh phúc to lớn đối vơi mỗi người phụ nữ. Con và mẹ sẽ đồng hành cùng nhau qua 9 tháng để con có thể đến được với thế giới. Trong quá trình này, mẹ cần có các kiến thức thai sản để đảm bảo con phat triển khỏe mạnh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thai nhi 25 tuần tuổi.

Thai nhi 25 tuần kích thước thế nào?

Ở giai đoạn 25 tuần tuổi, mẹ có thể biết được chính xác kích thước của bé qua các phương pháp siêu âm hiện đại. Giai đoạn này, bé có trọng lượng khoảng 680g và dài khoảng 37.6 cm tính từ đầu đến gót chân, tương đương với kích thước một củ cải và có thể dài hơn khi bé duỗi chân.

Kích thước thai nhi 25 tuần tuổi

Chiều ngang của bé bắt đầu phát triển mạng mẽ. Cơ thể bé có thêm một lớp mỡ bao quanh người, da bé dần căng ra và các nếp nhăn biến mất và mọc thêm nhiều lông tơ trên người. Lúc này bé dần trở nên đầy đặn hơn và đã có hình hài trông giống nư một đứa trẻ sơ sinh.

Chức năng cơ thể thai nhi 25 tuần

  • Trong giai đoạn này, tóc của bé sẽ mọc nhiều hơn và có độ dày, màu sắc rõ ràng, mặc dù chúng có thể thay đổi sau khi sinh ra và lớn lên.
  • Võng mạc của bé phát triển hoàn thiện hơn và cảm nhận được ánh sáng. Mũi của thai nhi 25 tuần tuổi bắt đầu hoạt động theo đúng chức năng của nó và học cách nhận biết các mùi khác nhau. Các dây thần kinh quanh miệng bé dần trở nên nhạy cảm, vị giác cũng dần hình thành.
  • Tuần thai thứ 25 hai bàn tay của bé đã phát triển đầy đủ. Các liên kết thần kinh dần hoàn thiện, bé biết co duỗi các ngón tay, nắm chặt các vật khác, sử dụng tay để tìm hiểu xung quanh, …
  • Xương cột sống, các đốt xương và dây chằng của bé cũng dần hình thành và bảo vệ các dây thần kinh cột sống có nhiệm vụ truyền tải thông tin đến toàn bộ cơ thể.
  • Các cơ quan trọng yếu như não, tim và phổi của thai nhi 25 tuần đã phát triển hoàn chỉnh và dần học cách tự hoạt động chuẩn bị cho việc tự lập sau khi rời khỏi bụng mẹ, tim của thai nhi 25 tuần tuổi đập nhanh gấp 2 lần so với mẹ.
  • Khi thai nhi tuần thứ 25 cơ thể bé bắt đầu sử dụng chất béo cho các nhu cầu phát triển cơ thể ngày một phức tạp hơn.

Thai nhi 25 tuần biết làm gì trong bụng mẹ?

Hình ảnh thai nhi 25 tuần tuổi cử động linh hoạt trong bụng mẹ

Ở tuần thứ 25, mạng lưới dây thần kinh trong tai của bé phát triển tốt hơn và nhạy cảm hơn. Bé có thể nghe thấy giọng nói của ba và mẹ.

Thai nhi 25 tuần cũng biết hít vào và thở ra một lượng nhỏ nước ối giúp phổi phát triển, đồng thời cũng được coi là động tác luyện tập chuẩn bị cho việc hít thở lúc ra đời còn hiện tại bé vẫn nhận không khí từ cơ thể mẹ.

Các cơ quan của thai nhi 25 tuần tuổi trở nên nhạy bén hơn, khi có người chạm vào bụng bé đã bắt đầu cảm nhận được và có sự phản hồi, thần kinh thị giác của bé cũng hoạt động và cảm nhận được ánh sáng từ bên ngoài. Lúc này bé cũng đã biết cách nhắm và mở mắt.

Em bé sẽ cố gắng cơi nới “chỗ ở” của mình, bé ít co người lại và duỗi ra nhiều hơn. Bé biết cách ngậm ngón tay khi bé muốn.

Thai nhi 25 tuần sẽ từ từ chuyển động cơ thể theo hướng xoay đầu xuống phía dưới âm đạo, chuẩn bị cho việc đầu sẽ ra ngoài trước. Bé biết di chuyển trong bụng mẹ để tìm cho mình tư thế thoải mái nhất.

Giai đoạn thai nhi 25 tuần lớn rất nhanh, theo đó dạ con của mẹ mỗi ngày lại phải giãn ra một chút để vừa với bé. Điều này cùng với những tác động của hooc-mon thai kì có thể làm mẹ cảm thấy khó chịu ở các cơ và dây chằng, và ê ẩm khắp cơ thể. Nhưng điều đó cũng cho thấy con đang phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ.

Thai nhi 25 tuần tuổi

Huyết áp của mẹ sẽ trở về mức bình thường như trước khi mang thai. Đồng thời dung tích phổi tăng lên để có thể cung cấp đủ dưỡng khí cho cả hai nên mẹ sẽ có thể tháy khó thở, thở nhanh hơn bình thường.

Để giảm bớt các triệu chứng này, mẹ có thể vận động nhẹ nhàng bằng cách tập một số bài tập đơn giản như kéo căng nhẹ, tắm nước nóng… Đồng thời đây là thời điểm não bộ của bé phát triển mạnh mẽ, vì vậy mẹ nên tìm hiểu và có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lí để đảm bảo những diều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con.

Trên đây là một số kiến thức về thai nhi 25 tuần tuổi mà bố và mẹ đều nên biết để hiểu hơn về con và cả cơ thể mẹ. Chúc mẹ và bé cùng khỏe mạnh và hạnh phúc.