Ảnh minh họa
Người mẹ sẽ chờ đợi lâu việc con mình phát ra tiếng thì thầm, bí bo mà chúng ta thường gọi “tiếng nói của trẻ con”. Tuy nhiên từ lúc sinh ra bé đã rất ồn ào. Bên cạnh tiếng khóc, em bé còn lẩm bẩm, the thé, thở, hắt hơi, nấc cụt (Có thể bạn sẽ còn nhớ những tiếng nấc cụt từ bao thai) Hầu như những âm thanh này cũng như những cử động đột nhiên đều là những phản ứng náo động quanh bé, một âm thanh chói tai hay mùi nồng nặc cũng làm cho bé nhảy lên bật khóc. Những phản ứng này cũng như những phản ứng nhạy cảm khác là dấu hiệu cho thấy giác quan của bé đang hoạt động tốt như thế nào lúc ra đời. Sau nhiều tháng nằm trong bụng mẹ, bé nhanh chóng nhận ra giọng nói của mẹ (có thể cả giọng nói của ba nữa). Nếu người mẹ mở nhạc nhẹ bé sẽ im lặng lắng nghe, hoặc nhẹ nhàng đung đưa theo tiếng nhạc.
Bé có thể sử dụng khứu giác và vị giác để phân biệt sữa mẹ với các chất lỏng khác. Lúc mới sinh bé ưa thích đồ ngọt hơn, chẳng hạn bé thích nước đường hơn nước thường, nhăn mặt với mùi chua và đắng.
Bé có thể nhìn thấy bạn nếu bạn ôm bé hoặc cho bé ăn cách xa mặt bạn khoảng 20,3 – 30,5 cm. Nhưng khi bạn ở xa hơn, mắt bé có thể không nhìn thấy rõ bạn, trông mắt bé như lé (lác mắt), không nên lo lắng về mắt bé trong hai tháng đầu. Khi cơ mắt bé đã phát triển và hướng nhìn cải thiện mắt bé sẽ nhìn tập trung vào thứ gì đó, tại cùng thời điểm. Điều này thường xuất hiện ở tháng thứ hai và ba. Nếu mắt bé không như thế, hãy đưa bé đi khám.
Bé có thể phân biệt sáng tối lúc mới sinh, tuy nhiên bé sẽ không thấy được một vùng đầy màu sắc. Trong khi những bé được chỉ dạy màu trắng đen hay những gam màu tương phản thì chúng có thể học theo ý thức, chứ chúng không thích hưởng ứng một bức tranh với nhiều màu sắc hỗn tạp.
Có lẽ giác quan quan trọng nhất của bé là xúc giác. Sau nhiều tháng được tắm bằng hơi ấm trong bụng mẹ, bé có thể bộc lộ tất cả các loại giác quan mới – một số thể hiện sự khó chịu, một số thể hiện sự thoải mái. Trong khi bé có thể co rúm trước một làn gió bất ngờ của không khí lạnh, thì bé lại thích cảm giác chiếc mền mềm mại và sự ấm áp trong vòng tay của mẹ. Mỗi khi ôm bé sẽ tạo cho bé cảm giác thoải mái như được bảo vệ, được yêu thương. Nghiên cứu việc biểu lộ mối quan hệ tình cảm gần gũi, thân mật của bé sẽ cải thiện sự tăng trưởng và phát triển của bé.
Ở NHÀ
Hầu hết mẹ và bé sẽ được xuất viện trong 48 tiếng nếu mẹ sinh thường. Tuy nhiên nếu người mẹ sinh mổ thì phải ở lại bệnh viện 4 – 5 ngày. Nếu bé sinh ở trung tâm sinh nở, thì người mẹ có thể về nhà trong vòng 24 tiếng. Tuy nhiên nếu bé sinh đúng tháng, sức khỏe bé tốt có thể xuất viện ít nhất 48 tiếng. Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ cho rằng sức khỏe của mẹ và bé là quan trọng nhất, mỗi bé thì khác nhau nên quyết định xuất viện tùy vào từng trường hợp. Trường hợp nằm sinh ở bệnh viện trong thời gian ngắn thì bạn có thể tiết kiệm cho chính mình và công ty bảo hiểm. Tuy nhiên có nhiều người mới làm mẹ muốn nằm ở bệnh viện hơn ở nhà.
Đặc biệt nếu con bạn ra viện sớm, bé sẽ được khám tổng thể chẳng hạn như màn nghe và bác sĩ kiểm tra bé từ lúc sinh ra được 24h – 48h. Bất cứ khi nào có sốt, nôn mữa, mắt bơ phờ, khó ăn, bệnh vàng da hãy gọi bác sĩ ngay lập tức.
Trước khi bạn ra viện, nhà và xe của bạn nên được trang bị những thứ cần thiết nhất. chắc chắn rằng ghế ngồi an toàn phải phù hợp với kích thước của bé. Ghế của bé mặt quay ra phía sau, được định vị theo sự chỉ dẫn của nhà sản xuất và phải dùng hợp lý, cẩn thận. Việc lắp đặc chỗ ngồi của người mẹ cũng phải được kiểm tra bởi những nhà chuyên gia kỹ thuật để đảm bảo người mẹ ngồi đúng tư thế.
Ở nhà bạn cần có một căn phòng ngủ an toàn cho bé, nhiều tả lót, và nhiều quần áo mềm mại. Nếu bạn có sữa hộp cho bé, bạn cũng nên bổ sung.