Ảnh minh họa

Theo định nghĩa, thói quen là một kiểu mẫu của hành vi mà được lặp lại, và trẻ thậm chí không nhận thức được chúng đang làm điều đó. Dĩ nhiên là cha mẹ sẽ nhận thấy rất rõ điều đó và nhiều người trong số họ đã trở nên lo lắng. Các thói quen như ngậm ngón tay cái (cũng như lúc lắc người hay đập đầu) thường trở nên dịu đi khi trẻ cảm thấy ít căng thẳng hay mệt mỏi. Bởi vì mút là một phản xạ bình thường và mút ngón tay hoặc ngón tay cái được xem là một thói quen bình thường.

Mọi đứa trẻ đều có thói quen, thói quen mút ngón tay chỉ gây lo lắng cho bạn nếu chúng tiếp tục quá lâu hay gây ảnh hưởng đến miệng cũng như sự thẳng hàng của răng con bạn. Hơn một nửa số trẻ mút ngón tay dừng thói quen này lại trước 6 hoặc 7 tháng tuổi. Những trẻ nhỏ đặc biệt khi cảm thấy dễ bị tổn thương, thậm chí khi đã 8 tuổi hoặc hơn, vẫn thỉnh thoảng mút ngón tay. Đừng lo về thói quen này cho đến khi con bạn 4,5 tuổi. Nhưng bởi vì mút ngón tay vào thời điểm quá 5 tuổi sẽ gây ảnh hưởng đến vòm miệng hoặc sự sắp xếp của răng, bạn và nha sĩ của con sẽ phải chú ý vào thời điểm đó. Đây cũng là thời điểm mà con bạn có thể bị ảnh hưởng bởi những lời bình luận tiêu cực từ bạn bè cùng chơi, anh em, họ hàng. Nếu những điều này gây ra lo lắng, hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa về cách điều trị.

Điều trị

Cha mẹ có thể giúp trẻ vượt qua được thói quen mút ngón tay nhưng cần phải có thời gian. Những vấn đề liên quan đến áp lực hay cảm xúc gay gắt làm kéo dài thói quen này nên được loại trừ trước khi tham gia bất cứ chương trình điều trị nào. Bé phải có ý muốn bỏ thói quen này cũng như được tham gia trực tiếp vào phương pháp điều trị đã chọn. Các phương pháp điều trị thường bị giới hạn bởi những bé vẫn khăng khăng đòi mút ngón tay sau thời điểm sinh nhật lần thứ năm.

Kĩ thuật này thường được bắt đầu bởi những lời nhắc nhở nhẹ nhàng trong suốt thời gian của ngày. Bạn cũng có thể sử dụng núm vú giả nhưng chưa có bằng chứng nào cho thấy điều này hiệu quả. Nó chỉ thay thế ngón tay bằng một vật khác thôi chứ thực chất là thói quen mút ngón tay của bé vẫn không được cải thiện.

Nếu những phương pháp này không hiệu quả và bé của bạn vẫn còn phá luật đã thỏa thuận, thì những phương pháp “không mấy dễ chịu” mà những bác sĩ nhi khoa hiếm khi đưa ra sẽ được áp dụng, nhưng chỉ khi đây là phương sách cuối cùng. Phương pháp này được thiết kế như một công cụ nhắc nhở con bạn khi chúng chuẩn bị mút, bao gồm: phủ lên ngón tay chất đắng, đeo băng cá nhân hay là đeo “người canh gác ngón tay” (băng chất dẻo hình trụ có thể điều chỉnh được để quấn vào ngón cái).

Trong những trường hợp hiếm hoi mà răng trẻ bị lệch lạc nghiêm trọng thì những phương pháp mô tả trên xem như thất bại. Vài nha sĩ sẽ gắn thiết bị vào miệng trẻ để ngăn cản ngón tay khỏi việc tạo áp lực vào vòm miệng hoặc răng. Những sự lựa chọn khác là: vớ ngắn, băng cá nhân, băng dính chắc để nhắc nhở trẻ mỗi khi trẻ muốn mút tay. Bất kì phương pháp nào bạn sử dụng, nó chỉ có hiệu quả khi con bạn đồng ý rằng chúng muốn tham gia vào việc từ bỏ thói quen này.

Một điều quan trọng nữa phải nhớ là con bạn có thể là một trong số số ít trẻ mà vì một lí do nào đó dường như không thể dừng mút ngón tay được. Cứ yên tâm rằng hầu hết trẻ sẽ dừng mút tay vào ban ngày vào thời gian đi học do áp lực từ bạn bè. Áp dụng những phương pháp quá mức lên con trẻ sẽ có thể gây ra nhiều bất lợi hơn là điều tốt, dù cho cuối cùng thì trẻ cũng tự bỏ thói quen này.