Trả lời:

Còi xương là một bệnh toàn thân, xảy ra trên một cơ thể mà hệ xương còn đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh, liên quan đến rối loạn chuyển hoá canxi và phospho do thiếu viamin D. Bệnh còi xương có tỷ lệ cao ở những nước sương mù, ít ánh nắng mặt trời. Việt Nam là nước ở vùng nhiệt đới nhưng tỷ lệ còi xương vẫn tương đối cao do nhận thức của các bà mẹ về vai trò của vitamin D còn hạn chế.

Với trẻ em, nguồn cung cấp vitamin D chủ yếu là từ nguồn nội sinh. Trên da trẻ em có chất tiền vitamin D là 7- Dehydrocholesteron. Dưới tia tử ngoại của mặt trời, tiền vitamin D sẽ chuyển thành vitamin D. Đây chính là lý do vì sao cần cho trẻ tắm nắng 15 – 20 phút vào buổi sáng, thậm chí với những trẻ còi xương nặng cần điều trị bằng chiếu đèn hồng ngoại. Ngoài ra, thức ăn cũng cung cấp vitamin D nhưng không đáng kể. Chỉ có một số thức ăn giàu vitamin D như dầu gan cá, trứng.

Ảnh: Photohome.

Do vậy, để phòng tránh hiện tượng còi xương, cần cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, cân bằng giữa bốn nhóm chất dinh dưỡng là đạm, đường, mỡ, vitamin – khoáng chất. Không cai sữa cho trẻ trước 12 tháng tuổi và cố gắng cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng, không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm và thường xuyên cho trẻ tắm nắng.