Hay áy náy
Một nghiên cứu từ trang Eversave.com năm 2011 đã tìm ra rằng 67% phụ nữ có cảm giác tội lỗi ngay sau khi mua một món đồ nào đó. Cảm giác tội lỗi không chỉ dừng lại ở đây. Họ còn cảm thấy tội lỗi khi không cho được người ăn mày ít tiền lẻ, tội lỗi khi làm điều gì ngược lại với mong muốn của mình, và tội lỗi nếu rời bỏ một công việc không còn hái ra tiền, cảm giác áy náy vì mình quay lưng lại với nó.
Giúp người khác
Từ lâu phụ nữ được cho là giàu lòng thương cảm hơn so với đàn ông, rằng bản năng họ đã biết hòa điệu với những gì người khác nghĩ, người khác cảm nhận. Song một nghiên cứu mới xuất bản trên tờ Psychology Today lại cho rằng khả năng đó không phải là bẩm sinh, chẳng qua là phụ nữ cứ làm quá lên, họ cố gắng cảm thông quá mức cần thiết với bất kỳ ai. Về điểm này đàn ông tỉnh táo hơn. Đàn ông chỉ cảm thông với những người thực sự đáng được cảm thông, chỉ giúp người thực sự cần được giúp.
Không biết thương mình
Phụ nữ thường ngại buông lời từ chối. Cho dù là ở nhà hay ở cơ quan, họ ít khi đòi hỏi cho chính mình. Vậy cũng dễ hiểu. Nghiên cứu đã cho thấy, dù một phụ nữ biết đòi hỏi quyền lợi cho mình tại công sở, kết quả là cô ấy được thăng tiến, thì hành vi đó cũng thường bị xem là “hiếu thắng”, “khó ưa” trong mắt những đồng nghiệp đi giày cao gót (nhưng xấu tính) khác.
Xem mua sắm như một giải pháp trị liệu
Dùng việc mua sắm để điều chỉnh tâm trạng là điều thường gặp ở phụ nữ, cũng là một hành vi rất… kém khôn ngoan. Một cuộc điều tra khảo sát của ĐH Hertfordshire cho thấy, đến 79% đối tượng mua sắm vì động cơ “khiến cho mình vui hơn”. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu phát sinh những khoản chi vô lý.
Để người khác quản lý tài chính hộ
Không ít chị em phụ nữ quá phụ thuộc, ỷ lại vào vai trò trụ cột của chồng, để đến nỗi, tới một ngày khi việc không may xảy ra, cô ấy li dị và nhận ra rằng mình không hề tồn tại, không thẻ tín dụng, không giấy tờ sở hữu xe, thậm chí không cả đứng tên trong ngôi nhà hai vợ chồng làm chủ.
Không nói chuyện tiền
“Tôi nợ 200 triệu và thu nhập chỉ 100 triệu mỗi năm. Tôi có 3 đứa con dưới 10 tuổi và chồng tôi chẳng biết gì về hoàn cảnh của tôi cả” – Thật khủng khiếp nếu các cặp vợ chồng không thảo luận với nhau về tình hình tài chính của mỗi người, cho đến khi mọi chuyện trở nên không còn cứu vớt được nữa.
Công bằng mà nói, lỗi xuất phát từ cả hai người. Hôn nhân chỉ bền vững khi hai người có một nền tảng tài chính lành mạnh, trong đó cả hai phải hiểu và nắm bắt được tình hình tài chính của nhau.
Đặt con (và chỉ các con) lên trên hết
Trên máy bay nếu gặp sự cố, bạn phải chụp mặt nạ oxy cho mình trước rồi mới giúp được con. Điều này cũng đúng trong chuyện tài chính cá nhân. Dành hết tiền hưu cho con đi học đại học hay dốc sạch tiền tiết kiệm để con đi trại hè thiếu nhi chỉ làm cho hệ thống hỗ trợ tài chính của con sau này (chính là bạn) thêm bấp bênh mà thôi.