Đặc điểm sinh lý là hầu hết trẻ nhẹ cân đều có biểu hiện nhiều hay ít thiếu sót về chức năng của các bộ phận và các hệ thống trong cơ thể: về hô hấp, trẻ có nhịp thở không đều, có cơn ngừng thở ngắn, suy hô hấp. Về tuần hoàn trẻ dễ bị truỵ mạch ngoại vi, các chi dễ tím tái và phù nề, mạch dao động từ 90 -220 lần/ phút. Số lượng hồng cầu giảm, huyết sắc tố giảm gây thiếu máu nhược sắc, số lượng bạch cầu, tiểu cầu ít nên trẻ dễ bị xuất huyết nhất là xuất huyết não. Trẻ thường bị vàng da sinh lý kéo dài và chậm do ứ đọng nhiều bilirubin tự do. Về tiêu hoá trẻ có phản xạ bú yếu, dạ dày nhỏ dễ dãn to hình tròn nằm ngang và cao nên hay bị nôn trớ sau ăn. Điều hoà thân nhiệt kém dễ bị hạ nhiệt.Vỏ não chưa hoạt động thường nằm lịm suốt ngày, thở nông , khóc yếu. Khả năng chống nhiễm khuẩn rất kém, dễ bị viêm phổi, viêm ruột hoại tử, nhiễm trùng huyết.
Cách nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ đẻ nhẹ cân. Sự phát triển của trẻ phụ thuộc vào môi trường và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ngay từ khi trẻ mới sinh. Cần chú ý một số vấn đề có thể xảy ra cho trẻ để đề phòng, đó là :
– Chống hạ thân nhiệt: luôn giữ nhiệt độ cơ thể 36,5 – 37 độ C, để trẻ nằm trong phòng có nhiệt độ thích hợp. Nếu trẻ nặng 2500 g- 2000 g thì nhiệt độ phòng khoảng 27 – 28 độ C, trẻ có cân nặng 2000 – 1500 g thì nhiệt độ phòng 30 -32 độ C. Để phòng hạ thân nhiệt một biện pháp rất quan trọng là mẹ ủ ấm cho trẻ bằng cách tiếp xúc “ da kề da” theo kiểu “ chuột túi” ( Kangaroo ) bằng cách đặt trẻ vào giữa 2 bầu vú trong áo của mẹ sao cho da trẻ áp vào ngực mẹ.
– Chế độ nuôi trẻ: tuỳ thuộc vào mức độ đẻ thiếu tháng và cân nặng của trẻ để có phương thức nuôi trẻ. Nếu trẻ có phản xạ bú thì cho bú mẹ trực tiếp là tốt nhất, nếu trẻ không bú được thì vắt sữa cho ăn bằng cốc thìa.Số lượng sữa cho trẻ tuỳ theo cân nặng và tuổi của trẻ.
– Trẻ từ 32 tuần thai trở lên có thể bú mẹ.
– Trẻ từ 30- 32 tuần thai có thể cho ăn bằng cốc thìa.
– Trẻ dưới 30 tuần tuổi thai phải cho ăn qua ống thông, chăm sóc tại bệnh viện.
Nếu trẻ bú được: cho trẻ bú càng sớm càng tốt khi có điều kiện. Lúc đầu có thể trẻ chỉ tìm vú và bú được ít, trẻ đẻ thấp cân khi bắt đầu bú tốt có thể phải nghỉ nhiều và nghỉ dài trong mỗi bữa bú, có thể trẻ chỉ mút được 4- 5 lần, sau đó ngừng 4-5 phút., một bữa bú của trẻ có thể kéo dài hàng giờ, sau khi bú mẹ có vắt sữa tiếp tục cho ăn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
Nếu trẻ không bú được: Mẹ vắt sữa cho trẻ ăn. Cách cho ăn cụ thể như sau:
Trong tuần đầu:
Ngày thứ nhất | 60 ml / kg / 24 giờ |
Ngày thứ hai | 80 ml /kg/24 giờ |
Ngày thứ ba | 100 ml/kg/24 gìơ |
Ngày thứ tư | 120 ml/kg/24 giờ |
Ngày thứ năm | 140 ml/kg/24 giờ |
Ngày thứ sáu | 160 ml /kg /24 giờ |
Ngày thứ bảy | 180 ml/kg/24 giờ |
Số bữa ăn chia làm 8 – 12 bữa/ ngày (có thể ăn nhiều bữa hơn tuỳ thuộc vào lượng sữa trẻ ăn từng bữa ). Đo lượng sữa cả ngày cho trẻ chứ không phải chỉ từng bữa.
Từ tuần thứ hai duy trì số lượng sữa 180 – 200 ml/kg / 24 giờ, tiếp tục cho tới khi trẻ bú mẹ hoàn toàn.
Trong trường hợp mẹ không có sữa, phải dùng các loại sữa thay thế sữa mẹ, mẹ cần chú ý chọn loại sữa đáp ứng nhu cầu phát triển và thích hợp với lứa tuổi trẻ . Nên chọn loại sữa đạm thủy phân và đã được điều chỉnh tỷ lệ Whey/ Casein gần với sữa mẹ. Các loại sữa công thức bổ sung DHA, ARA, Probiotic (các vi sinh có lợi cho hệ tiêu hóa) nên dùng cho trẻ trong trường hợp này.
Trẻ đẻ non nếu được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt, sẽ giảm được các nguy cơ mắc bệnh và có thể phát triển cân nặng, chiều cao như trẻ bình thường. Ở trẻ này bà mẹ cần chú ý cho trẻ tiêm chủng đầy đủ và nên bổ sung vitamin D cho trẻ theo hướng dẫn của bác sỹ.
Ngoài nuôi dưỡng hợp lý, các bà mẹ cần chú ý vấn đề đảm bảo vệ sinh ăn uống ở trẻ, đặc biệt là khi trẻ nuôi bằng bình, vì rất dễ bị rối loạn tiêu hoá và tiêu chảy.
Bác sỹ Celia
Xem thêm bài tin liên quan >>>
Các bước massage ngực sau khi sinh để có nhiều sữa cho bé
Sữa dê và sữa bò khác nhau thế nào?
Ăn sáng sai cách khiến trẻ kém thông minh