Luôn cung cấp đủ nước cho bé
Ra mồ hôi nhiều khi sốt có thể làm giảm lượng nước trong cơ thể bé, điều này sẽ khiến cho bé lâu hồi phục hơn. Vậy nên mẹ hãy cho bé uống nhiều nước phòng nôn mửa và tiêu chảy.
Bổ sung đủ nước cho cơ thể bé
Sử dụng nước ấm để lau người cho bé.
Nếu như con bạn nôn mửa và không thể uống thuốc, thì hãy sử dụng khăn ngâm qua nước ấm để lau người, cánh tay và chân, giúp bé cân bằng thân nhiệt cơ thể.
Theo dõi nhiệt độ cơ thể bé.
Mặc dù có thể nhận biết sự thay đổi thân nhiệt của con thông qua xúc giác, tuy nhiên trong nhà có con nhỏ, tốt nhất bố mẹ cần chuẩn bị dụng cụ đo nhiệt độ để có thể theo dõi chính xác nhiệt độ cơ thể của con.
Có rất nhiều loại nhiệt kế giúp bạn nắm bắt nhanh chóng thân nhiệt của con các mẹ có thể tham khảo link sản phẩm tại đây!
Nếu trẻ sốt quá cao thì nên gọi bác sĩ và cung cấp các thông tin cần thiết như:
Độ tuổi của bé
Tùy theo độ tuổi của bé và mức độ sốt mà có những trường hợp khác nhau cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Nhìn chung bé càng nhỏ thì cơn sốt càng đáng lo lắng. Hãy gọi bác sĩ nếu bé chưa được 3 tháng tuổi mà có nhiệt độ từ 38 độ C trở lên, từ 3-6 tháng trên 38,9 độ C và từ 6 tháng 39,4 độ C trở lên.
Bé đã bị sốt mấy ngày
Đối với bé từ 3-12 tháng, hãy đưa bé đến bác sĩ nếu như bé sốt trên 38 độ và kéo dài trên 2 ngày. Nếu như cơn sốt kéo dài trên 2 ngày mà không có sự cải thiện ở bé từ 1-2 tuổi và không tiến triển khi quá 3 ngày với bé trên 2 tuổi thì mẹ hãy đưa đến bác sĩ ngay lập tức.
Có triệu chứng gì lạ không?
Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn bắt gặp ở bé những triệu chứng cần sự điều trị và quan tâm cao như bé thay đổi thái độ, nôn mửa nhiều, tiêu chảy, đau tai, đau đầu dữ dội hoặc đau họng kéo dài, họng có đờm, khó thở, bị phát ban hoặc cơ thể háo nước.
Không nên tự ý cho trẻ uống thuốc khi bị sốt
Không nên mặc quá nhiều hoặc quá ít quần áo
Theo các bác sĩ khoa nhi thì bố mẹ không nên ủ ấm bé quá kĩ vì như thế sẽ làm tăng nhiệt độ hoặc làm mát cơ thể quá đà bằng cách cho con mặc quá ít áo thì tình trạng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn.
Không nên để bé đói khi bị sốt
Trẻ khi bị sốt sẽ thường ít đói hơn bình thường, nhưng nếu trẻ muốn ăn, mẹ hãy cứ chuẩn bị những bữa ăn thật đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Những trẻ được ăn uống tốt chắc chắn sẽ nhanh bình phục hơn.
Không tự ý cho bé uống thuốc
Có quan điểm cho rằng thuốc dán thì nhẹ hơn thuốc viên, thuốc viên thì không mạnh như thuốc dán và các bố mẹ vì nghĩ vậy nên mỗi khi con sốt cứ tự ý làm theo cách này. Tuy nhiên thực tế là thuốc nặng nhẹ khác nhau ở liều chứ không phải dạng bào chế. Khả năng hạ sốt hoàn toàn phụ thuộc vào lượng thuốc tồn trong máu chứ không phụ thuộc vào việc bạn chọn miếng dán hay gói bột, gel bôi. Vì vậy để đảm bảo kết quả tốt nhất khi con bị sốt cao, bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ.
(Theo Eva)