Cưỡi ngựa gỗ:

Với tốc độ vận động chậm nhẹ của con ngựa gỗ an toàn, trò chơi này chắc chắn gây cảm giác thú vị cho trẻ, nhất là phi ngựa kèm với những bài hát thiếu nhi. Bạn phải đảm bảo an toàn để bé không bị té hay bị xây xát.

Trò chơi “Ú òa!”:

Ðây là trò chơi dành cho bé ở nhà trẻ, rất thú vị để giúp bé hiểu rằng bạn vẫn ở đó mặc dù bé không thấy.

Trò “Nó đâu rồi?”:

Ðể cho bé thấy bạn giấu một vật nào đó dưới một cái mền rồi hỏi: “Nó đâu rồi?”. Khi bé thành thạo với việc tìm một vật, bạn giúp bé tập kéo dài sự chú ý bằng cách giấu hai hay ba đồ vật.

Những trò chơi đập nhẹ và vỗ tay:

Những động tác có nhịp điệu như “vỗ tay bà cho ăn bánh” thu hút nhiều giác quan của trẻ, và khi bé làm quen với những trò chơi này, bé sẽ thích thú tham gia vào những vận động kế tiếp.

Chơi tìm mũi của bé:

Bé thích chỉ một cách bất ngờ vào từng phần thân thể để đố xem nó ở đâu, trò chơi này có thể làm cho bé có cảm giác thực sự. Bạn hỏi: “Mũi của con đâu?” “Ðầu con đâu?” và xem trẻ hứng thú chỉ đúng vào phần bạn hỏi.

“Ði lấy nó”:

Ðặt một đồ chơi hay một vật hấp dẫn xa khỏi tầm tay của bé và động viên bé với đến hay bò tới đồ vật đó. Bạn phải đảm bảo để bé có cảm giác là tự cháu hoàn thành công việc.

Với những trò chơi vô cùng quen thuộc lại rất đơn giản. Mẹ có thể thường xuyên chơi với bé để bé có thể phát triển toàn diện cả thể chất và cảm xúc nhé!