Những trường hợp bé sẽ gặp nguy hiểm nếu không gặp bác sĩ kịp thời
Sốt cao
Sốt 38 độ trở lên đối với bé dưới 3 tháng tuổi; trên 38.5 độ đối với bé 3-6 tháng; hoặc cao hơn 39.5 độ đối với trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi.
Khi xảy ra sốt, con số trên nhiệt kế không quan trọng bằng tình trạng của bé. Ngoại lệ với trẻ dưới 3 tháng tuổi phải được chăm sóc y tế ngay lập tức nếu cơn sốt tăng lên đến 38 độ. Đặc biệt, sốt vì bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn như nhiễm trùng đường tiết niệu có thể nhanh chóng lây lan khắp cơ thể.
Thường thì có một virus gây ra các triệu chứng đó, nhưng cũng cần phải kiểm tra tổng thể cho chắc chắn. Điều quan trọng là phải đưa trẻ đi khám ngay. Còn với trẻ hơn 2 tuổi, cơn sốt không nguy hiểm lắm, miễn là con vẫn uống nhiều nước và hoạt động bình thường.
Sốt kéo dài
Dấu hiệu bất thường ở trẻ là sốt kéo dài hơn 5 ngày tuy đã điều trị mà không có dấu hiệu suy giảm.
Nếu bạn đã cho con uống thuốc hạ sốt mà con số trên nhiệt kế vẫn không nhúc nhích trong vòng 4-6 giờ, thì đã đến lúc gặp bác sĩ rồi. Đây là một dấu hiệu cho thấy nhiễm trùng có thể quá nặng, cơ thể không thể chống lại được nên cần phải kiểm tra kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân.
Sốt do một loại virus thông thường như cảm lạnh hoặc cảm cúm thường biến mất trong vòng năm ngày. Nếu bị lâu hơn, ngay cả sốt không cao (38 độ), thì nguyên nhân có thể là bị nhiễm trùng như viêm phổi.
Sốt kèm nhức đầu
Sốt kèm theo chứng cứng cổ, đau đầu hoặc phát ban bầm tím hoặc các chấm đỏ li ti. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm màng não và cần chú ý ngay lập tức.
Phát ban hình vòng cung
Phát ban hình vòng cung hoặc đám các chấm đỏ nhỏ li ti, khi dùng tay nhấn vào da cũng không mất đi, hoặc bầm tím.
Phát ban hình vòng cung, có một điểm nhạt ở trung tâm có thể là biểu hiện của bệnh Lyme. Đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn thấy những nốt li ti nổi dưới da, vì đó có thể báo hiệu nhiều tình trạng nghiêm trọng. Thêm cả vết bầm dập da trên diện rộng không rõ nguyên nhân cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh rối loạn máu.
Ngoài ra, kiểu phát ban lem luốc, như bị dính mực, thường nổi gờ trên da, có thể là một phản ứng khi bị dị ứng. Nếu con còn bị khó thở, căng thẳng hoặc hôn mê, bé cần được bác sĩ kiểm tra ngay.
Nốt ruồi mọc không bình thường
Một nốt ruồi mới mọc hoặc nốt ruồi cũ nhưng thay đổi hình dạng và màu sắc.
Theo dõi nốt ruồi đó, đặc biệt là những nốt cũ đã có từ khi mới sinh, vì nếu chúng có những thay đổi thì sẽ có nguy cơ cao trở thành ác tính. Mỗi khi tắm, mẹ phải kiểm tra da bé thường xuyên. Báo cho bác sĩ nếu nhận thấy một nốt ruồi có hình dạng không bình thường, có đường viền rách rưới, không đồng màu, hoặc nổi lên trên da. Đây đều là những dấu hiệu tiềm tàng của bệnh ung thư da.
Đau dạ dày đột ngột
Đau phần bụng dưới ở bên phải, đột ngột, quặn thắt, và dai dẳng.
Khi con bạn bị đau ở bụng dưới bên phải, hãy bảo bé thử nhảy lên nhảy xuống. Nếu con thấy đau đớn tột cùng khi làm như vậy, đó có thể là một dấu hiệu của viêm ruột thừa.
Với bệnh viêm ruột thừa, đôi lúc bé sẽ tiêu chảy, sau đó đau bụng, nôn mửa và sốt. Cơn đau viêm ruột thừa tiến triển rất nhanh nên phải được điều trị càng sớm càng tốt.
Nếu bé dưới 4 tuổi, bị đau dạ dày khiến bé phải lăn lộn trong một phút hơn, đó lại có thể là một dấu hiệu của lồng ruột cấp. Cơn đau thường kéo dài trong 20 đến 60 phút và có thể kèm theo nôn mửa, sốt, đi ngoài ra máu.
Nhức đầu và nôn
Một cơn đau đầu ngay từ sáng sớm hoặc cơn đau đầu khiến bé thức dậy vào giữa đêm, kèm theo nôn mửa. Đây có thể là dấu hiệu của chứng đau nửa đầu. Bác sĩ có thể đưa ra cách điều trị thích hợp cho bé. Chứng đau nửa đầu ở trẻ con không nguy hiểm, và đó thường là do di truyền. Tuy nhiên, buổi sáng và lúc nửa đêm mà bị đau đầu thì cũng có thể là một tín hiệu bệnh nghiêm trọng hơn, thế nên đó là lý do tại sao con bạn phải gặp bác sĩ ngay.
Giảm đi tiểu
Khô miệng và môi, nhu cầu đi tiểu giảm, thóp bằng phẳng (ở trẻ sơ sinh), da khô hoặc da “xếp nếp” khi bạn cấu vào, nôn mửa hoặc tiêu chảy quá nhiều.
Những dấu hiệu này đều liên quan đến tình trạng mất nước, cần phải được điều trị nhanh chóng vì mất nước có thể dẫn đến ngất xỉu. Cho bé uống bù thật nhiều nước và đưa bé đi khám.
Môi thẫm màu
Môi đổi màu thẫm, lan quanh miệng; thở mệt nhọc, hổn hển, hoặc thở rít.