1. Ăn nhiều đạm

Thịt, cá, chả giò, bánh chưng, bánh tét… đều là những món ngon và luôn có trên các mâm cỗ ngày Tết. Trẻ sẽ phải đi cùng gia đình chúc Tết họ hàng, bạn bè của bố mẹ và tham dự những bữa tiệc sum họp. Chính vì thế không thể tránh được việc trẻ ăn quá nhiều đạm. Bạn cần chú ý bữa ăn trong ngày của con để hạn chế được lượng đạm mà bé tiêu thụ.

Nếu ăn quá nhiều đạm sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận của bé và gây ra những bệnh lý khác như nóng trong người, khó tiêu, bị mất nước khiến mệt mỏi, nhức đầu, táo bón… Bạn cần chủ động lựa chọn thức ăn cho con những món ít đạm,cho bé ăn rau kèm thêm. Ngoài những bữa ăn chính, bạn cần cho con ăn thêm trái cây và uống nhiều nước để giúp bé cân bằng lại mức độ đạm trong cơ thể.

2. Không ăn rau quả
Đa số trẻ em không thích ăn nhiều rau và trái cây, nên trong Tết, bạn càng cần phải khích lệ bé nhiều hơn. Nhưng bằng cách nào?

– Con trẻ thường hảo đồ ngọt, vì thế hãy tập trung vào những trái cây có vị dịu ngọt, mát như dưa hấu, dâu tây, nho, cam, quýt… để trẻ ăn xế, ăn trong khi vui chơi.

Bé nên ăn nhiều rau quả trong dịp Tết (Ảnh: Internet)

– Thiết kế nhiều món rau xen kẽ trong bàn tiệc hay có thêm món canh rau sẽ giúp cả nhà và bé nhẹ nhàng hơn sau những món nhiều đạm như canh hẹ nấu đậu hũ, canh cải thảo…  Hoặc bạn kết hợp rau trái trong nhiều món như nấu súp gà với bắp, làm các món tráng miệng như yaourt trái cây, trái cây dằm ướp lạnh, các món sinh tố… Tất cả đều có thể giúp bạn cải thiện tình trạng “nóng trong người” cho bé trong những ngày Tết.

4. Ngủ trễ và mải chơi quên đánh răng buổi tối
Với những trẻ lém lỉnh, dịp Tết mải vui chơi sẽ là cơ hội cho bé “trốn” việc đánh răng trước khi ngủ và lên giường đúng giờ.

– Với việc đánh răng buổi tối, bạn cần kiên trì hướng dẫn và cùng bé thực hành hàng ngày, có như thế bé sẽ không “vui xuân mới mà quên nhiệm vụ” được. Đôi khi bạn cũng cần hù bé một chút rằng khi không đánh răng buổi tối, mấy con sâu sẽ ra phá hàm răng xinh đẹp và bé sẽ không thể ăn được những món ngon trong ngày Tết nữa đâu.

– Trường hợp có nhiều bé ngủ lại cùng một nhà, bạn nên tổ chức một cuộc thi đánh răng nho nhỏ xem ai sẽ là người đánh sạch và lên giường ngủ sớm nhất, với phần thưởng là những món quà nho nhỏ. Các bé sẽ hào hứng tham gia làm sạch răng miệng trước khi đi ngủ cho xem.

– Về việc để bé ngủ đúng giờ, bạn có thể du di cho con hai ba ngày để bé có thể hưởng trọn niềm vui bên gia đình và bạn bè trong dịp Tết quây quần này, nhưng sau đó hãy nhớ đảm bảo được giấc ngủ khỏe mạnh cho bé nhé:

Vui Tết nhưng trẻ vẫn cần ngủ đủ giấc (Ảnh: Getty Images)

  • Đừng để trẻ mải vui mà để bụng đói hay ăn quá no khi đi ngủ.
  • Không nên để bé vui đùa, la hét nhiều trước giờ đi ngủ.
  • Rủ con lên giường ngủ và cùng con kể về chuyến đi dạo phố Tết sáng nay.
  • Thường trẻ không thích ngủ sớm vì phải dừng cuộc chơi, bạn vẫn có thể để con vui với những trò chơi nhẹ nhàng như “Đố vui ngày Tết” về những món truyền thống con đã ăn hôm nay; tại sao lại trưng hoa mai, đào trong nhà; hay bàn kế hoạch thăm ông bà vào ngày mai.
  • Nếu trẻ khó bảo, bạn cần nghiêm khắc và ra “tối hậu thư” cho ngày mai nếu trẻ không ngủ đúng giờ.
  • Lưu ý các món ăn trong ngày không khó tiêu, gây khó ngủ cho bé.
  • Đi ngủ cùng con cũng là một cách giúp bé ngủ đúng giờ hơn.

5. Chơi game và xem TV suốt ngày
Những ngày nghỉ Tết, sẽ có những trẻ chỉ ở nhà ôm lấy TV hay ngồi chơi game suốt cả ngày. Đây là điều không hề tốt chút nào cho sức khỏe cũng như tinh thần cho trẻ nhỏ. Lưu ý, không để trẻ dưới 2 tuổi xem tivi, trẻ lớn hơn thì bạn có thể để con chơi game hay xem tivi 1 – 2 tiếng/ ngày. Việc ngồi quá lâu sẽ ảnh hưởng đến cột sống và mắt cho kỳ học sau Tết, và dẫn đến những bệnh béo phì, tim mạch của trẻ sau  này. Bạn cần tránh để con chơi game hay xem những bộ phim bạo lực, có nội dung không phù hợp với lứa tuổi của con. Cũng cần nghiêm khắc về giờ giấc xem tivi và chơi game của con để đảm bảo bé ăn uống đầy đủ và tham gia các hoạt động khác cùng gia đình.

Hãy hướng bé ra những hoạt động ngoài trời cùng bạn bè, vận động tay chân, nô đùa với gia đình bằng những trò chơi dân gian trong ngày Tết; khuyến khích bé “giao lưu”, thăm Tết với các bạn quanh hàng xóm… Điều này sẽ giúp bé phát triển cơ thể tốt hơn, tạo tính năng động, không ù lì, hiểu hơn về những tập quán quê hương.

6. Giải thích ý nghĩa tiền lì xì và quản lý tiền mừng cho con
Trong dịp Tết, bé sẽ nhận được tiền lì xì, bạn nên giải thích cho con hiểu ý nghĩa của phong tục này là cách người lớn mừng tuổi cho trẻ nhỏ, và số tiền trong đó thể hiện thành ý của người lớn. Bé không nên quan trọng giá trị số tiền có trong bao lì xì, và luôn cần biết cám ơn và chúc Tết người lớn.

Hãy giúp bé hiểu ý nghĩa món quà lì xì và biết tiết kiệm (Ảnh: Internet)

Khi con bạn có nhận thức được giá trị của đồng tiền, ngoài việc hướng dẫn bé những điều cơ bản về cách dùng tiền nhưng cũng vẫn cần giúp con quản lý tiền lì xì nhằm tránh mất mát, hoang phí. Với một số trẻ khá “nhạy cảm” về chuyện này và có thể phản đối bằng cách: “Đây là tiền của con sao bố mẹ lại giữ?” Bạn có thể giải thích rằng con còn nhỏ có nhiều tiền không an toàn, bố mẹ giữ hộ và khi nào cần gì bố mẹ sẽ gửi lại; hoặc bằng cách mở “ngân hàng” quản tiền lì xì của con ngay tại nhà, như thế trẻ sẽ cảm thấy công bằng và tin tưởng hơn.

ST: ThuyDuong