Tuy nhiên, vì nhiều quan niệm cổ hủ cũng như sai lầm trong việc cho bé ăn dặm, mà nhiều mẹ đã khiến con mình còi cọc, suy dinh dưỡng. Dưới đây là những sai lầm thường gặp khi cho bé ăn dặm mà các mẹ cần tránh.

1. Cho trẻ ăn dặm không đúng thời điểm

Thời điểm thích hợp để trẻ bắt đầu ăn dặm là khi đựoc 6 tháng tuổi, lúc này hệ tiêu hóa của bé đã bắt đầu hòan thiện để có thể tiêu hóa những loại thức ăn thô hơn ngoài sữa mẹ. tuy nhiên nhiều mẹ lại cho trẻ ăn dặm quá sớm, từ khi mới 3-4 tháng tuổi. Điều này sẽ khiến bé khó tiêu, khó hấp thụ và có thể ảnh hưởng đến dạ dày. Việc cho ăn dặm sớm cũng khiến bé bú mẹ ít hơn, trong khi nguồn dinh dưỡng chủ yếu trong giai đoạn này vẫn là sữa mẹ.

2. Cho ăn quá nhiều bữa trong ngày

Mỗi giai đoạn ăn dặm, trẻ sẽ có nhu cầu ăn khác nhau. Với trẻ mới giai đoạn đầu tập ăn dặm, mỗi ngày bé chỉ cần ăn ⅓ – ½ bát bột là đủ. Nhiều mẹ sợ con ăn không no, hoặc nghĩ cho con ăn nhiều sẽ mau lớn nên ép bé ăn quá nhiều bữa bột trong ngày. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mà còn khiến bé sợ ăn, chán ăn, là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn của trẻ sau này.

3. Quá nhiều loại thực phẩm trong bát bột

Nhiều người cho rằng nên cho trẻ ăn càng phong phú càng tốt, bữa ăn của trẻ phải đựoc chế biến từ nhiều loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm. Dạ dày của trẻ chưa đủ sức để tiêu hóa cùng lúc nhiều loại thực phẩm, nhất là các thực phẩm giàu chất đạm, chất béo, protit…và có thể gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, dị ứng.

Tốt nhất mỗi bữa ăn chỉ nên cho bé dùng  một loại thực phẩm cho mỗi nhóm (1 loại đạm, 1 loại rau…) vừa giúp bé dần dần làm quen và cảm nhận, phân biệt đuợc hương vị của từng loại thức ăn, vừa giúp mẹ dễ dàng quan sát biểu hiện của bé mỗi khi cho ăn một món thực phẩm mới (xem bé có bị dị ứng hay không?)

3 Ưu tiên đạm

Nhiều mẹ muốn con ăn thật đủ chất nên cho rất nhiều thực phẩm chứa đạm vào bát cháo, thậm chí cho nhiều loại đạm cùng lúc (thịt, cá, trứng..). Điều này không chỉ khiến bé bị khó tiêu, rối loạn tiêu hóa mà còn dẫn đến tình trạng biếng ăn.

4. Không cho dầu ăn vào bát bột

Trong một bữa bột của bé cần đáp ứng đủ 4 nhóm dưỡng chất, gồm tinh bột, chất đam, chất xơ và chất béo. Tuy nhiên nhiều mẹ lại không để ý đến nhóm chất béo. Tốt nhất trong mỗi bát bột nên cho 1 thìa dầu ăn vào để cung cấp chất béo cho cơ thể.

Mẹ có thể dùng dầu ăn cho bé ăn dặm hoặc dầu thực vật. Chất béo còn có vai trò hấp thụ vitamin D cũng như tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

kieng-dau-an.jpg

5. Nấu cháo bằng nước hầm xương

Một trong những quan niệm sai lầm của nhiều mẹ là ninh môt nồi xương hầm rồi lấy nuớc ninh xương nấu cháo cho bé với mong muốn cháo sẽ ngọt nuớc hơn, và cung cấp thêm canxi cho bé. Thực tế thì điều này hòan tòan sai lầm.

Bởi tỷ lệ chất đạm, canxi trong nuớc xương rất thấp, trong khi đó lượng mỡ khó hòa tan lại nhiều. Khi bé ăn luợng mỡ này sẽ rất khó tiêu hóa, gây đầy bụng. Không những thế, muốn hòa tan canxi thì tỷ lệ canxi và photpho phải cân bằng, trong nuớc xương hầm tỷ lệ photpho thấp hơn nên cơ thể sẽ phải lấy photpho trong xưong bé để hòa tan, điều này sẽ dẫn đến tình trạng còi xưong của trẻ.

Vì vậy mẹ chỉ cần nấu cháo trắng, và kết hợp với các nhóm thực phẩm khác như đam, chất xơ…là đủ chất dinh dưỡng cho bé.

6. Nêm nếm gia vị như người lớn

Với trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, vị giác của trẻ  nhạy hơn người lớn rất nhiều. Nếu người lớn cảm thấy vừa miệng thì với trẻ như thế là rất mặn. Nhiều mẹ lại có thói quen nêm nếm bát bột cho bé vừa với khẩu vị của mình là điều sai lầm, bé ăn mặn quá sẽ khiến thận bị ảnh hưởng.

Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ dưới 1 tuổi chưa cần cho thêm bất cứ loại gia vị nào vào thức ăn của trẻ, trẻ trên 1 tuổi thì có thể cho thêm muối nhưng với 1 lượng rất ít, sau đó tăng dần theo độ tuổi.

7. Không thường xuyên đổi món cho bé

Trẻ nếu phải ăn đi ăn lại các món quen thuộc mỗi ngày sẽ rất dễ chán ăn. Hãy đổi món cho bé thường xuyên để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, cũng như giúp bé làm quen, khám phá thêm nhiều vị thức ăn mới, bé sẽ ăn ngon miệng hơn.

do-an-xay-nhuyen-khien-tre-bieng-an1.jpg

8. Quá lạm dung máy xay sinh tố

Khi mới bắt đầu ăn dặm thức ăn cần đựoc xay thật nhuyễn để bé dễ tiêu hóa và hấp thu. Tuy nhiên sang đến tháng thứ 9-10 thì có thể chuyển sang cháo cán nhỏ, hoặc cháo nguyên hạt nấu nhừ cho bé ăn, giúp bé tập nhai, giúp cơ hàm phát triển và làm quen dần với việc ăn thô, ăn cơm sau này.

Nhiều mẹ quá lạm dụng máy xay sinh tố, luôn xay nhuyễn thức ăn cho bé, điều này là không nên. Thực tế có nhiều bé đến 3 tuổi vẫn phải ăn cháo xay, chỉ cần ăn cháo lợn cợn là có thể nôn, ọe ngay, trong khi đó bạn bè cùng lứa đều ăn cơm đựoc rồi.

9. Nồi cháo hâm đi hâm lại nhiều lần

Nhiều mẹ muốn tiết kiệm thời gian nên nấu một nối cháo cả thịt cả rau cho cả ngày, đến bữa chỉ hâm lại rồi cho bé ăn. Việc hâm đi hâm lại nồi cháo không chỉ khiến cháo giảm bớt chất dinh dưỡng mà còn khiến cháo có mùi khó chịu, mất vị ngon và bé không muốn ăn.

Tốt nhất buổi sáng mẹ chỉ nên nấu riêng 1 nồi cháo trắng đủ cho cả 3 bữa, sau đó chia làm 3 phần, phần bữa trưa và bữa tối để tủ lạnh. Đến bữa chỉ cần nấu thịt, rau rồi cho phần cháo đã nấu sẵn vào nồi đun sôi trở lại là đựợc.

10. Bữa ăn kéo dài

Một sai lầm thường gặp nữa của các bậc phụ huynh là cho con ăn dặm trong thời gian dài, có khi kéo dài cả tiếng đồng hồ, chưa kể đến việc vừa cho ăn vừa bể con đi rông. Việc kéo dài bữa ăn vừa khiến bát cháo nguội và mất vị ngon, vừa khiến bé chán ăn.

Bữa ăn kéo dài khiến khoảng cách giữa các bữa ăn cũng ngắn lại, khiến bé không thấy đói, lại càng không muốn ăn. Cứ thế cài vòng luẩn quẩn này cứ lặp đi lặp lại. Tốt nhất mẹ nên cho bé ngồi vào ghế ngồi ăn dặm và chỉ cho ăn trong vòng tối đa 30 phút. Nếu bé vẫn chưa ăn hết thì cũng cất bát bột đi, chờ đến bữa sau nấu cho bé bát khác.