Một trong những xu hướng khiến cha mẹ đặc biệt quan tâm hiện nay là dạy trẻ em ngôn ngữ thứ 2 ngoài tiếng mẹ đẻ. Vì nói được nhiều hơn 1 ngôn ngữ sẽ mang lại những lợi ích về mặt học hành, giao tiếp, du lịch đồng thời có thể ảnh hưởng và giúp xác định quỹ đạo nghề nghiệp của đứa trẻ khi đến tuổi trưởng thành. Ngày nay, hơn bao giờ hết các bậc cha mẹ càng quyết tâm để giúp con mình đạt được mục tiêu song ngữ. Có nhiều phương pháp để nâng cao khả năng ngôn ngữ của trẻ. Dưới đây là 5 trong số những phương pháp phổ biến nhất.
1. Đa ngôn ngữ
Đối với một số cha mẹ, con nói ngôn ngữ mẹ đẻ thôi là không đủ, nhiều bậc cha mẹ hiện đại đang dạy con mình nói 2 hoặc thậm chí 3 ngôn ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ. Với lý thuyết cho rằng thời thơ ấu là thời gian lý tưởng để giảng dạy nhiều ngôn ngữ, những bậc cha mẹ này đã nâng cao đầu tư để khi con có thể nói chuyện dễ dàng bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Mặc dù cách tiếp cận này có thể mất rất nhiều thời gian và khó khăn, những lợi ích của việc nói trôi chảy nhiều ngôn ngữ ở độ tuổi sớm là không thể phủ nhận.
2. Phương pháp giảng dạy bằng cách ngấm dần
Phương pháp này được thực hiện thường xuyên ngay từ khi các bé còn rất nhỏ và được chăm sóc bởi một người nước ngoài, chỉ nói ngôn ngữ thứ hai với trẻ trong suốt thời gian tiếp xúc, nếu có thể mời một vú em người nước ngoài thì càng tốt. Phụ huynh sau đó chịu trách nhiệm hướng dẫn con mình bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.
3. Ngôn ngữ ký hiệu
Đây cũng là một loại ngôn ngữ thứ 2 mà các bậc cha mẹ tiến bộ muốn con cái theo học. Đây có thể là phương tiện giao tiếp với bạn bè và người thân bị khiếm thính, hoặc chỉ đơn giản là cung cấp cho trẻ một bộ kỹ năng cần thiết để nói chuyện với những người có khả năng khác biệt với bản thân.
4. Mỗi phụ huynh một ngôn ngữ
Trẻ em có cha mẹ nói các ngôn ngữ chính khác nhau sẽ học được các ngôn ngữ khác nhau thông qua phương pháp này. Các bậc phụ huynh nói chuyện với con cái chỉ bằng tiếng mẹ đẻ của chính mình. Như vậy, đứa trẻ lớn lên hấp thụ cấu trúc câu, từ vựng và cách phát âm của mỗi ngôn ngữ như cách nói của một người bản địa. Cách tiếp cận khách quan này đối với việc giảng dạy ngôn ngữ rất hiệu quả.
5. Phương pháp tích hợp tăng tốc
AIM là phương pháp giảng dạy ngôn ngữ thời thơ ấu, được xây dựng dựa trên ý tưởng rằng trẻ học và giữ lại nhiều chỉ dẫn về ngôn ngữ thứ hai của chúng khi chúng kết nối hành động thể xác với lời nói. Ví dụ, một đứa trẻ học cách nói “cái nhìn” bằng ngôn ngữ thứ hai của mình sau đó sẽ sử dụng các hành động của mắt, và sẽ nhanh chóng kết nối được từ nhìn với hành động nhìn.
AIM cũng tích hợp giữa múa, sân khấu và âm nhạc với việc giảng dạy ngôn ngữ, làm cho nó trở thành một sự lựa chọn hoàn hảo cho những đứa trẻ yêu nghệ thuật. Tùy thuộc vào phong cách và cách học tập cá nhân của một đứa trẻ, đây có thể là phương pháp lý tưởng để giảng dạy ngôn ngữ thứ hai.