Bé mất ngủ, ngủ ít:

Theo biểu đồ thức ngủ của trẻ sơ sinh cho thấy trung bình trong 3 tháng đầu sơ sinh trẻ sẽ ngủ trung bình từ 16-20 tiếng/ngày. Tuy nhiên, có nhiều trẻ ngủ ít hơn nhiều so với trung bình, ngủ không sâu, trằn trọc nhiều, có hiện tượng đổ mồ hôi trộm, khóc nhiều, giật mình và ngủ lơ mơ.., thì có thể có những bất ổn bạn cần lưu tâm. Có thể bé bị chịu ảnh hưởng thiếu Vitamin D, bị tiếng ồn, ánh sáng… làm gián đoạn giấc ngủ. Vì thế, bạn cần nhớ bổ sung VtaminD theo hướng dẫn, tắm nắng cho bé, giữ không gian phòng ngủ yên tĩnh, không nên để điện quá sáng vào ban đêm để giúp bé ngủ sâu và ngon giấc hơn.

2. Bé thường xuyên gồng mình và rướn

Hiện tượng trẻ sơ sinh gồng người và rướn, vặn mình trong vài phút thường xảy ra với trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu, các cụ vẫn gọi là rướn lớn. Nếu bé thấy ngoài hiện tượng trên mà bé vẫn ăn ngủ tốt, tăng cân đều thì đó chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường.

Tuy nhiên, nếu trong cơn vặn mình trẻ có kèm theo các hiện tượng khó ngủ và ngủ ít (dưới 15 giờ/ngày), hay bị giật mình thức giấc vào ban đêm, ra nhiều mồ hôi, tăng cân chậm, tóc thưa, yếu và rụng hình vành khăn thì rất có thể trẻ đã bị thiếu hụt vitamin D. Mẹ cần tham kiesn bác sĩ để chỉ định bổ sung thêm vitamin D.

3. Quấy khóc nhiều:

Đối với trẻ sơ sinh, tiếng khóc là một cơ chế giúp mở rộng phổi để sẵn sàng cho hoạt động hô hấp độc lập. Bên cạnh đó, tiếng khóc kết hợp với cử động tay chân còn giúp điều hòa thân nhiệt khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

Tuy nhiên, nếu trẻ khó nhiều hơn bình thường thì có thể do một số nguyên nhân như

Có nhu cầu ăn, đòi bú hoặc bị ướt đít, muốn thay tã…

Trẻ khó chịu khi bị kích ứng da

Bị giật mình do những tiếng động đột ngột

Một số tình trạng bệnh lý khác

Do đó, lắng nghe và hiểu tiếng khóc của trẻ qua từng giai đoạn để giải quyết và khắc phục kịp thời nguyên nhân làm bé khóc nhé.

5. Mụn sữa và rôm

Nếu thấy trên da, đặc biệt là vùng má, trán và lưng bé xuất hiện những nốt mụn sữa thì có thể là do một số hormone thai kỳ của mẹ vẫn còn trong cơ thể của trẻ sơ sinh. Chúng sẽ tự khỏi sau thời gian nhất định. Bạn không nên tùy tiện bôi thuốc nếu không có chỉ định của bác sỹ. Tốt nhất bạn chỉ nên dùng dầu dưỡng ẩm thoa đều lên da bé từ 1-2 lần/ngày  để giảm sự khó chịu cho làm da của bé.

6 . Bị nấc nhiều lần

Nguyên nhân trẻ bị nấc là do hiện tượng xung truyền thần kinh giữa não bộ và cơ hoành chưa có sự ổn định và chúng sẽ giảm dần đến mất hẳn sau khi trẻ lớn hơn.

Tuy nhiên, nếu nấc cụt đi kèm với hiện tượng nôn trớ, giật mình, khó ngủ, không tăng cân…thì có khả năng bé bị thiếu vitamin D. Hiện tượng kéo dài bạn cần cho bé đi khám bác sỹ để được chỉ định đúng cách.

7. Khò khè

Khi thở có tiếng khò khè (không kèm theo ho, sốt, sổ mũi) là tình trạng sinh lý bình thường của khoảng 80% trẻ sơ sinh trong giai đoạn 3 tháng đầu. Nguyên nhân là do các dịch nhầy trong nước ối trẻ nuốt phải sẽ được co thắt tự nhiên trong khi mẹ đau và rặn đẻ để được đẩy ra ngoài,  giúp phổi trẻ hô hấp độc lập tự nhiên sau sinh. Thống kê cho thấy trẻ được sinh bằng phương pháp mổ đẻ hoặc sinh thường nhưng cơn đau đẻ của mẹ ngắn, ít cơn gò, trẻ sinh non thì không thể tự tống đẩy những dịch nhờn này ra ngoài và xuất hiện hiện tượng thở khò khè nhiều hơn trẻ sinh thường theo đúng tháng tuổi. Tuy nhiên, hiện tượng này ở trẻ sẽ tự khỏi. Nếu quá nóng ruột bạn có thể dùng bài thuốc dân gian dùng vài hạt chanh chưng với đường phèn cho bé uống để bé hết nhanh triệu chứng hơn.