Dấu hiệu cho biết bé muốn ăn dặm
– Sau khi bú cạn “hai bình sữa”, bé vẫn còn khóc và đòi bú thêm.
– Bé có vẻ không muốn đợi đến lần bú kế tiếp và trở nên cáu kỉnh hoặc mút tay.
– Trước đây bé ngủ suốt đêm, bây giờ thì bé lại thức dậy đòi bú.
– Những giấc ngủ ban ngày cũng trở nên thất thường, ngủ không yên hoặc thức dậy sớm sau khi vừa chợp mắt.
– Bé trông rất hứng khởi khi thấy bạn ăn và đưa tay như muốn với lấy thức ăn mà bạn đang cầm.
Nên cho bé ăn dặm như thế nào?
Theo y học hiện đại, khi tròn 6 tháng tuổi bé mới có đủ kỹ năng vận động miệng lưỡi để có thể nuốt được thức ăn đặc, khác với chất lỏng là sữa như trước đây bé chỉ cần phản xạ mút. Ngoài ra, lúc này bé cũng đã có đủ men amylase trong đường ruột để tiêu hóa tinh bột. Nếu cho bé ăn dặm sớm sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé như: bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu, biếng ăn, biếng bú và lâu dài sẽ có nguy cơ bị thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến bé bị suy dinh dưỡng, chậm lớn… Tuy nhiên, nếu thấy bé có những dấu hiệu muốn ăn dặm từ khi bé ở tuần thứ 17 trở đi thì các mẹ cũng có thể tiến hành cho bé làm quen dần với việc ăn dặm.
Bắt đầu từ tháng thứ 6, bé cần được bổ sung nhiều nguồn dưỡng chất từ các loại thực phẩm khác nhau
Khởi đầu, bạn chỉ nên cho bé ăn 1 loại thức ăn mới trong ngày, ăn trong 2 – 3 ngày với lượng ít (vài ba thìa thức ăn) để theo dõi khả năng dung nạp của bé. Khi đã chắc bé dung nạp được với loại thức ăn đó thì chuyển qua tập một loại thức ăn mới khác. Giai đoạn đầu tập ăn không cần phải tuân thủ đúng nguyên tắc 4 nhóm thực phẩm, chỉ cần bé quen với mùi vị mới là được.
Nên cho bé ăn bột gạo pha với sữa mẹ hoặc sữa công thức, hoặc chọn loại bột ngọt (bột có vị ngọt như bột gạo sữa, bột trái cây, bột rau củ…) có vị gần giống sữa, bé dễ chấp nhận trong thời gian đầu bé ăn dặm. Khi bé quen rồi thì chuyển qua bột mặn (bột thịt, bột cá, tôm, gà…).
Ngoài các bữa bột, mẹ có thể cho bé uống thêm nước trái cây (cam, quýt, táo…) hoặc có thể nạo, dầm cho bé ăn những loại trái cây mềm (như chuối, xoài, đu đủ…).
Trong giai đoạn này, bạn cũng cần chú ý cách thức chế biến và cho bé ăn. Chẳng hạn, phải tuân thủ nguyên tắc chế biến thức ăn từ lỏng đến đặc do từ lúc sinh đến khi bé ăn dặm, bé mới chỉ quen với thức ăn lỏng là sữa nên việc ăn bột rất lạ lẫm với bé. Lúc đầu, bạn hãy pha bột thật lỏng, chỉ đặc hơn sữa 1 chút, khi bé quen thì tăng độ đặc lên dần.
Để bé làm quen với đồ ăn, bạn hãy nghiền nhỏ thức ăn cho bé
Thức ăn giai đoạn đầu tập ăn phải mịn, không gợn, tránh cho bé không bị hóc. Cho bé làm quen ngay với việc ăn bằng thìa, không nên cho vào bình để bé mút như uống sữa sẽ không khơi dậy được phản xạ nhai nuốt của bé. Cho bé ăn lượng ít để bé làm quen dần với thức ăn chứ không nên ép bé ăn nhiều ngay tức thì. Đồng thời, cũng phải cho bé ăn đúng bữa, đúng thời gian quy định mỗi ngày.
Khi việc tập ăn dặm của bé đã dần hoàn thiện, miệng và lưỡi đã có thể đẩy và nuốt thức ăn một cách dễ dàng, không gặp các vấn đề về tiêu hoá thì các mẹ nên cho bé làm quen dần với nhiều loại thực phẩm và thức ăn cũng phải đặc dần lên, lâu dần có thể chuyển từ bột sang cháo (khi bé được từ 8 đến 10 tháng) để đảm bảo chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bé. Bởi lẽ, bé càng lớn thì sự tiêu hao năng lượng cho việc vận động của bé càng nhiều hơn, đồng thời lượng và chất lượng sữa mẹ cũng giảm dần không còn là nguồn dinh dưỡng chính hàng ngày của bé nữa.
Thương hiệu HiPP có rất nhiều sản phẩm phục vụ cho bé ăn dặm, giúp trẻ có sự phát triển toàn diện
Các mẹ có thể tự tay chế biến thức ăn dặm cho con theo những nguyên tắc đã nói ở trên, trong trường hợp các mẹ còn lúng túng hoặc không có nhiều thời gian thì có thể tìm mua một số loại bột ăn dặm được chế biến sẵn của các hãng nổi tiếng như: bột gạo nhũ nhi dành cho trẻ bắt đầu ăn dặm, bột ngũ cốc tổng hợp, bột ngũ cốc – bắp non, bột kiều mạch dành cho trẻ… của HiPP. Đây là những sản phẩm đã được Liên minh Châu Âu EU chứng nhận hữu cơ và siêu sạch Organic nên đảm bảo yêu cầu ngon miệng, bổ dưỡng và tuyệt đối an toàn cho trẻ nhỏ.