Tuy nhiên đến giai đoạn sau, cơ thể bé phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, đồi hỏi nguồn dinh dưỡng tăng cường, sữa mẹ lúc này không đủ đáp ứng nhu cầu cơ thể của bé. Đó chính là lúc mà hầu hết các bé sẽ bước vào thời kỳ ăn dặm.

Tuy nhiên, vì cơ thể các bé là khác nhau, sự phát triển cũng không giống nhau về mọi mặt, cho nên để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình ăn dặm của bé, mẹ cần đặc biệt chú ý quan sát những biểu hiện của bé để biết được những dấu hiệu quan trọng của bé trong việc bé đã bắt đầu muốn ăn dặm hay chưa.

Hãy để cho bé là người chỉ dẫn giúp bạn xem khi nào thì bạn có thể cho bé bắt đầu bước vào thời kỳ ăn dặm này.

chuan-bi-chao-an-dam-dung-cach-cho-be-lon-nhanh-khong-bo-bua1.jpg

Những dấu hiệu cho biết bé muốn ăn dặm

-Thông thường bé bú no sữa thì sẽ vui chơi hoặc ngủ, tuy nhiên nếu bé bú no sữa mà vẫn khóc, vẫn quấy, đòi bú thêm hay có biểu hiện mút tay thì mẹ nên xem xét đến việc bé cần được ăn dặm thêm.

-Nếu như bình thường bé bú no và có thể ngủ xuyên đêm, bây giờ bé lại hay dậy đêm đòi bú, đây cũng có thể là dấu hiệu bé muốn ăn dặm.

-Khi bé nhìn thấy những món ăn trong mâm cơm, nếu như quan sát thấy bé có biểu hiện nhìn thức ăn rất chăm chú, muốn với tay lấy những thức ăn đó.

-Khi nhìn thấy người lớn ăn, bé có thể quan sát rất chăm chú và tỏ vẻ thòm thèm. Có khi bé còn có những biểu hiện như chép miệng, nhai nhóp nhép trong miệng.

-Khi đặt bé vào ghế ăn, bé có thể ngồi vững và tự giữ thẳng đầu.

phuong-phap-an-dam-be-chi-huy-07.jpg

Tùy thuộc vào từng bé sẽ có đôi chút khác biệt trong những biểu hiện trên, có thể nhiều hoặc ít hơn, nhưng thông thường khi các bé muốn ăn dặm đều có những dấu hiệu như vậy. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế thì cơ thể bé từ sau 6 tháng tuổi, dạ dày mới có chất enzyme có chức năng tiêu hóa các loại thực phẩm khác sữa mẹ.

Vì thế, mẹ đừng quá nôn nóng trong việc cho bé ăn dặm, có thể ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa non nớt của bé, gây các nguy cơ, bệnh tật cho đường tiêu hóa về sau.  Nhưng mẹ cũng không nên cho bé ăn dặm quá muộn, sẽ khiến bé sau này trở nên biếng ăn.

Hơn nữa, việc không cho bé ăn dặm khi cơ thể của bé đã sẵn sàng, cơ thể bé đang có nhu cầu sẽ làm cho cơ thể bé không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, hạn chế sự phát triển của não bộ cũng như các kỹ năng vận động, thể chất, sinh lý của bé.