Ngay lập tức Charlie được đưa vào bệnh viện nhưng các bác sĩ cho biết đã quá muộn. Vấn đề là trước đó, Charlie không hề có dấu hiệu bất thường nào. Bản thân Dearea cũng trải qua một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh, được bác sĩ cho phép xuất viện ngay sau khi sinh.

Trong nhiều tuần tiếp theo, Dearea không ngừng cầu cứu cơ quan thanh tra y tế mong muốn làm rõ nguyên nhân gây ra cái chết của Charlie. Cuối cùng, cô cũng nhận được giấy chứng tử trong đó kết luận Charlie chết do Hội chứng đột tử ở trẻ em (SIDS) – những cái chết bất thường và khó lí giải của trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Khám nghiệm tử thi cho thấy trái tim của bé Charlie đã ngừng đập nhưng lại không có bất kỳ dấu hiệu nào của ngạt thở hay áp lực lên xương sườn.

Charlie chỉ là 1 trong hơn 4500 trường hợp trẻ em chết đột ngột không rõ nguyên nhân mỗi năm tại Mỹ. Bất cứ sự đột tử nào ở trẻ sơ sinh cũng đều được điều tra và nếu không tìm ra lý do, cái chết đó được coi là SIDS.

Để xây dựng chiến lược phòng chống, ngăn chặn những bi kịch như vậy, gần đây, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh đã tiến hành phân tích thông tin chi tiết từ hơn 1.000 cái chết trong 3 năm qua dựa trên một cơ sở dữ liệu mới gọi là SUID Case Registry (hồ sơ về các trường hợp SUID).

Mỗi năm tại Mỹ có khoảng 4500 trường hợp đột tử ở trẻ sơ sinh.
Mỗi năm tại Mỹ có khoảng 4500 trường hợp đột tử ở trẻ sơ sinh.

Các chuyên gia đặc biệt chú ý đến nhóm thông tin bao gồm nơi mà em bé đang ngủ lúc đó, vị trí được tìm thấy khi bé ngừng thở, có nằm trong nôi hay không, được nuôi bằng sữa mẹ hay không và trong gia đình từng có trường hợp SIDS nào chưa. Với cha mẹ, câu hỏi dành cho họ là cách họ đặt bé nằm xuống, làm thế nào họ phát hiện thấy em bé sau khi đã qua đời, vị trí của mũi và miệng ra sao. Trước đây, hệ thống dữ liệu chi tiết như vậy chưa từng được thu thập, Shannon Stotenbur-Wing, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Trẻ em và Gia đình tại Viện Y tế công cộng Michigan cho biết.

Ngoài ra, xem xét 140 trường hợp trẻ sơ sinh tử vong liên quan đến giấc ngủ vào năm 2010, nhóm nghiên cứu Michigan cũng nhận thấy gần 60% đang nằm ngủ trong nôi, xe đẩy có mui hay xe cũi đẩy và đều đắp chăn tại thời điểm diễn ra cái chết.

Qua tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng, tiêu chuẩn về giấc ngủ an toàn đã được đưa ra. Theo đó, nơi ngủ lý tưởng của trẻ chỉ nên bao gồm duy nhất một chiếc giường cũi có đệm chắc chắn, trang bị thêm tấm màn phủ, không có chăn, đồ chơi hay bất kỳ vật nào khác bên trong, theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện mua giường cũi cho con mình hoặc giữ nó nằm yên khi họ di chuyển. Hartmann cho biết, điều quan trọng các bậc cha mẹ phải lưu ý không nên cho con ngủ cùng giường với mình vì đây mới chính là nơi thiếu an toàn nhất.

Sau khi Charlie qua đời, Dearea đã tham gia vào chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng về giấc ngủ an toàn, nhằm mục đích cải thiện sức khỏe của trẻ sơ sinh và bà mẹ có tên B’more for Healthy Babies. Cô cho biết mình không hề có bất kỳ thông tin nào trước khi là một phần của chiến dịch. Tuy nhiên, hiện các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực tìm hiểu và tiến hành thêm nhiều nghiên cứu khác để có cái nhìn toàn diện hơn về các yếu tố nguy cơ gây tử vong đột ngột ở trẻ.

Theo: Myhealthnewsdaily