Bất kỳ cha mẹ nào cũng lo lắng sợ hãi khi con mình bị ọc sữa, nôn trớ. Bình thường, tình trạng này sẽ được cải thiện khi bố mẹ chú ý thay đổi lối sống và thói quen ăn uống của trẻ. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn diễn ra bố mẹ có thể khắc phục ngay bằng những cách sau đây sẽ rất hiệu quả đấy ạ!

Giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng và yên lặng sau khi ăn

Nguyên tắc  cơ bản khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa, nôn trớ là giữ cho dạ dày của trẻ hướng xuống. Mẹ hãy đặt bé ngồi trên đùi và giữ đầu của bé dựa vào ngực của mình. Để bé ngồi trong tư thế này khoảng 30 phút sau khi ăn.

Cho trẻ ăn theo liều lượng nhỏ và thường xuyên

Các mẹ nên cho bé ăn thành nhiều bữa và mỗi lần ăn 1 lượng sữa nhỏ. Điều này, giúp bé tiêu hóa dễ dàng và nhanh chóng hơn bởi sữa đi vào dạ dày bé với lượng nhỏ . Bé sẽ tránh được tình trạng nôn trớ.

Để bé ngủ ở tư thế dễ chịu

Các mẹ nên đặt con ở tư thế ngủ nghiêng về bên trái. Nếu bé nằm ngửa sẽ không tạo ra trọng lực cần thiết để giữ thức ăn xuống khiến bé bị ọc sữa, nôn trớ, tỉnh giấc giữa đêm. Trong trường hợp bé yêu vẫn ngủ ngon thì không cần phải thay đổi nếp ngủ của bé.

6 cách khắc phục nhanh tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa - 1

Cho bé nằm quay về bên trái, vị trí mà lối vào của dạ dày cao hơn lối ra của dạ dày, sẽ giữ cho thức ăn không bị trào ngược lên. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, nếu thấy bé trằn trọc, không yên giấc (hay tỉnh giấc và quấy khóc, đau bụng, ợ trớ và hơi thở có mùi chua), Mẹ hãy nâng phía đầu nôi hoặc cũi của bé lên theo góc khoảng 30 độ sẽ giúp giảm bớt khả năng bé bị nôn mửa, ọc sữa ban đêm.

Mặc dù, nằm ngửa là vị trí an toàn nhất là để bé nằm ngủ nhưng nếu bé không chịu nằm tư thế này các mẹ có thể dỗ bé nằm quay về bên trái, vị trí mà lối vào của dạ dày cao hơn lối ra của dạ dày, giữ cho thức ăn không bị trào ngược lên.

Tránh xa khói thuốc lá

Khói thuốc là yếu tố kích thích cơ thể tiết axit – dịch vị trong dạ dày khiến cho chứng nôn trớ ở trẻ càng trầm trọng hơn. Vì vậy các mẹ nên cho con tránh tuyệt đối khói thuốc lá nhé! 

Mặc bỉm, tã lỏng cho bé

Vùng bụng của trẻ sẽ bị áp lực nếu mẹ mặc bỉm,tã quá chặt. Vì vậy, nên đóng bỉm, tã lỏng, thông thoáng cho bé. Sau khi cho bé ăn mẹ không nên thay bỉm, tã ngay bởi khi đặt trẻ nằm ngửa, hoặc để bé vặn mình càng dễ gây nôn trớ.

Thay đổi độ đặc của sữa công thức

Các mẹ có thể hỏi bác sĩ xem có thể pha sữa cho con đặc hơn 1 chút để phù hợp với cơ địa của bé giúp giảm thiểu tần suất trẻ bị ọc sữa. Tuy nhiên các mẹ không được thay đổi công thức pha sữa nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Sau khi đã sử dụng những biện pháp trên mà tình trạng ọc sữa, nôn trớ ở trẻ vẫn không hề thuyên giảm thì các mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để có biện pháp xử lí kịp thời.

Theo: eva.vn