Không cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn. Cho trẻ ăn dặm đúng cách để trẻ phát triển tốt nhất.
Việc mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm là không hợp lý bởi giai đoạn này cơ thể trẻ chưa có đủ men amylase để tiêu hóa chất bột từ đó gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Còn nếu mẹ cho trẻ ăn dặm quá muộn thì trẻ dễ rơi vào tình trạng biếng ăn, chậm tăng cân, chậm tăng trưởng. Bởi trong giai đoạn này nhu cầu dinh dưỡng của bé tăng cao nhằm đáp ứng cho sự phát triển của trẻ, trẻ rất dễ bị thiếu dinh dưỡng nếu không được bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Thời điểm thích hợp để cho trẻ bắt đầu ăn dặm là từ 4 – 6 tháng.
Hầu hết các trẻ đều bắt đầu ăn dặm khi được 6 tháng tuổi. Mẹ nên dựa vào từng thể chất của trẻ để lựa chọn thời điểm ăn dặm hợp lý cho trẻ.
Các biểu hiện muốn ăn dặm ở trẻ
Trẻ bắt đầu biết nhai tóp tép.
Khi nhìn mọi người ăn, trẻ tỏ ra thích thú và đùn lưỡi ra nhiều.
Trẻ có thể ngồi khá vững.
Vẫn muốn ăn dù đã bú no sữa.
Không muốn đợi đến lần bú tiếp theo.
Giấc ngủ bị ngắt quãng vì trẻ đòi ăn
Thức ăn của trẻ cần phù hợp với từng giai đoạn
Ở mỗi giai đoạn khác nhau, trẻ cần một chế độ dinh dưỡng với các món ăn phù hợp để đáp ứng với những thay đổi của trẻ về thể chất và trí tuệ. Vậy nên một thực đơn ăn dặm cho trẻ theo tháng sẽ giúp mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn.
Ăn từ từ từng ít một
Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều mà nên áp dụng theo nguyên tắc ăn dần dần, từng ít một, từ thức ăn mềm, nhão đến đặc và cứng dần. Không nên cho trẻ ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày của trẻ, nhưng khi trẻ đã quen dần với việc ăn dặm thì mẹ nên tăng số lượng thức ăn cho bé, thức ăn cũng thay đổi dần về độ cứng, mềm để trẻ làm quen dần với việc tập nhai.