Thực phẩm gây táo bón

– Giai đoạn chuyển từ sữa mẹ sang ăn dặm: Do do dạ dày của bé quen với sữa mẹ dễ tiêu và lỏng. Do đó, trong giai đoạn này, mẹ nên luyện dần từ những thức ăn dễ tiêu hóa rồi mới sử dụng những loại thực phẩm khó tiêu hóa, tránh táo bón cho trẻ.

– Những sản phẩm sữa công thức, phô mai cũng là nguyên nhân gây bệnh táo bón ở trẻ. Đặc biệt nếu trẻ chuyển từ sữa mẹ sang sữa bột sẽ dễ mắc bệnh táo bón.

Những dấu hiệu của bệnh táo bón ở trẻ?

Bố mẹ thường lầm tưởng việc trẻ không đi tiêu hàng ngày là trẻ đã bị táo bón. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, mẹ nên nghĩ đến táo bón khi trẻ đi ngoài từng viên như phân dê, cứng và có biểu hiện đau.

Những biểu hiện của bé bị táo bón như sau:

– Tần suất đi tiêu: Khoảng cách giữa 2 lần đi tiêu dài (hơn 3 ngày).

– Phân rắn, nhỏ như phân dê hoặc quá to.

–  Gặp khó khăn khi đi tiêu, cảm giác đau, khóc thét, rách hậu môn. Bé cần sự trợ giúp từ ngoài mà không thể tự đi.

– Các triệu chứng đi kèm như đau bụng (quấy khóc, ưỡn bụng); chậm cân, chán ăn, nôn, chướng bụngsờ có nhiều cục phân ở khung đại tràng (thường là bác sĩ mới phát hiện ra).

Các biện pháp khắc phục táo bón cho trẻ

– Đối với bé tập ăn dặm mẹ nên cho bé uống 30 – 60ml nước ép quả pha loãng với nước ép mận 2 lần/ngày. Nước ép táo và nho có chứa đường và pectin tự nhiên, giúp bé giảm táo bón.

– Nếu bé đã ăn dặm một thời gian dài mà vẫn bị táo bón, mẹ hãy bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn của bé đi tiêu được dễ dàng. Những thực phẩm có chứa nhiều chất xơ gồm: lê, đào, mận, mơ, đậu Hà Lan, rau bina.

Bác sĩ Lowri Kew cho biết, không khó để nhận biết được loại đồ ăn giàu chất xơ vì có thể quan sát bằng mắt. Các mẹ dễ dàng nhìn thấy sợi xơ trong một số thực phẩm, chẳng hạn những sợi xơ trong một múi cam. Các loại thực phẩm giàu chất xơ đều có “da” bao bên ngoài như các loại đậu đỗ, đậu Hà Lan, ngô…

Ngoài ra, cũng nên tránh cho bé chuối, sốt táo, hạn chế bột gạo vì chúng làm táo bón nặng hơn. Cuối cùng, một nguyên tắc căn bản để tránh táo bón cho trẻ là mẹ hãy cho bé uống đủ nước, chú trọng đến chất xơ trong thực đơn của bé.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, mẹ cũng nên massage cho bé bằng cách xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ. Đặt tay của bạn ở rốn của con, tiếp đến xoa theo chuyển động tròn. Di chuyển tay mẹ từ trung tâm (rốn bé) ra ngoài.

(Theo Dinh duong cho be)