Đầu tiên bạn phải phân biệt giữa chứng căng, tức ngực bệnh lý (pathologic engorgement) hay căng tức ngực sinh lý (physiologic engorgement) thường xuất hiện 1 ngày sau khi sinh. Căng, tức ngực bệnh lý thường do cho con bú hoặc vắt sữa không đúng cách. Một bên ngực của bạn (hoặc cả hai) trở nên cứng, căng đầy và nặng nề. Bạn có thể thấy nóng ở vùng ngực cà bạn cảm giác rất mệt mỏi. Bạn có thể bị sốt.

Việc đầu tiên là phải điều trị chỗ căng tức để em bé có thể ngậm vú dễ dàng (vú căng quá bé sẽ không ngậm được vú). Khi bé có thể bú hiệu quả thì bầu vú của bạn sẽ nhẹ đi và mềm hơn. Nếu em bé không chịu bú hoặc bé bú không đủ lâu để vú bớt căng tức, bạn cần phải tự vắt sữa, hoặc dùng máy hút sữa ra ngoài.
 
Chuyên gia dinh dưỡng có thể tư vấn cho bạn cách sử dụng máy hút sữa và cách vắt sữa hiệu quả. Bạn nhớ dùng khăn ấm lau vùng vú trước khi hút sữa và bạn nhớ massage để tạo phản xạ kích thích sữa về trước khi hút. Như vậy thì bạn sẽ hút được nhiều sữa hơn và đỡ mất thời gian hơn. Dùng khăn lạnh chườm vú sau khi hút sữa sẽ làm cho vú không bị đau, và phòng chống tắc tia sữa.
 
Bạn nhớ điều trị ngay khi cảm thấy căng tức. Thời gian là yếu tố quyết định. Càng điều trị sớm thì chữa trị càng đơn giản
Ngoài ra, tình trạng ứ sữa cũng là nguyên nhân gây căng tức vú:

– Khi sữa bắt đầu “xuống”, hai bên vú có cảm giác căng cứng. Đôi khi sữa vẫn thoát ra mà vú vẫn bị đau vì ứ sữa. Vú trông căng bóng vì các mô vú bị ứ sữa.

– Hiện tượng ứ sữa sẽ ít xảy ra nếu con nằm cạnh mẹ suốt ngày đêm và cho bú thường xuyên, bú sớm ngay sau khi sinh.

 
Cách xử lý khi bị ứ sữa
+ Vẫn tiếp tục cho bé bú mẹ và cho bú đúng cách.

+ Nếu không thể cho bé bú được thì vắt sữa mẹ ra cho uống bằng ly và muỗng. Vắt sữa nhiều lần nếu thấy cần thiết để tránh ứ sữa.

+ Đắp ấm lên vú, xoa nhẹ xung quanh bầu vú.

+ Sốt căng sữa: Mẹ có thể bị sốt nhẹ khi căng tức sữa nhiều nhưng thường khỏi nhanh sau khi sữa được lưu thông nhờ đắp ấm, xoa bóp, cho bú và vắt sữa.

Nếu mẹ làm như trên mà vẫn nóng sốt trên hai ngày thì cần đến cơ sở y tế để trị bệnh.