Thực tế thì mỗi kiểu ăn dặm đều có những ưu nhược điểm riêng, phù hợp với từng điều kiện, hòan cảnh nhất định. Cùng tham khảo bài viết sau đây để hiểu thêm về ưu nhược điểm của từng phương pháp, từ đó có sự lựa chọn phù hợp.

1. Phương pháp ăn dặm truyền thống

Ăn dặm truyền thống là phương pháp phổ biến và lâu đời ở Việt Nam. Truớc khi biết đến phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thì hầu hết các mẹ đều áp dụng phương pháp này cho con. Theo phương pháp này, bát bột của bé sẽ  gồm cháo (bột), thit, cá, rau, củ các loại xay chung với nhau thật nhuyễn, sau đó chuyển sang ăn cháo nguyên hạt nấu nhừ cùng thức đựoc xay nhuyễn hoặc băm nhỏ. Mức độ ăn thô của cháo sẽ tăng dần lên cho đến khi bé có thể ăn đựoc cơm như người lớn.

Ưu điểm:

Phương pháp này chế biến khá đơn giản, không cầu kỳ, không mất nhiều thời gian nên khá phù hợp cho các mẹ bỉm sữa bận rộn, ít có thời gian chăm con.

Đồng thời, khi thức ăn đựoc xay nhỏ thì dạ dày của bé sẽ không phải làm việc quá tải và tiếp nhận thức ăn tốt hơn.

Việc cho bé ăn cũng đơn giản hơn, ít dụng cụ hơn, thức ăn ít bị rơi vãi ra ngòai, mẹ đỡ tốn thời gian lau dọn.

(Ảnh minh họa)

Nhựợc điểm:

Do thức ăn đựoc xay nhuyễn nên khả năng tập ăn thô của bé kém. Có những trường hợp do mẹ quá lạm dụng máy xay sinh tổ nên khi bé đã lớn (2,3 tuổi) vẫn phải ăn thức ăn đựoc xay nhuyễn, nếu ăn cơm hoặc thức ăn lợn cợn là bé sẽ nộn ọe.

Bên cạnh đó, việc nấu chung các loại thực phẩm với nhau khiến bé không cảm nhận và phân biệt đựoc mùi vị của từng loại thực phẩm, bé ăn không thấy ngon miệng, dần sinh ra chứng chán ăn, kén ăn, mẹ cũng khó lòng biết đựoc bé thích ăn loại rau, củ hay thịt, cá nào nhất, và cũng khó phát hiện ra loại thực phẩm mà bé bị dị ứng.

Ngòai ra, phương pháp ăn dặm truyền thống thường gắn liên với thói quen bế đi rong cho bé ăn, khiến bé không tập trung cho việc ăn uống, hình thành thói quen xấu (cứ phải bế đi rong mới ăn) và thường kéo dài thời gian bữa ăn.

Nhiều mẹ vì thương con, muốn con khỏe mạnh nên đã cho quá nhiều đạm vào đồ ăn khiến bé ngán ăn và khó tiêu.

2. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp đựợc nhiều mẹ Việt ưa chuộng và áp dụng phổ biến hiện nay. Phương pháp này có nhiều nét đặc trưng khác biệt với kiểu ăn dặm truyền thống, như cho ăn thô (ăn cháo) ngay từ đầu, cho ăn riêng từng loại thức ăn chứ không trộn lẫn (khay ăn của bé luôn có đủ 3 nhóm: tinh bột, vitamin và chất đạm), ăn nhạt và luôn cho bé ngồi ghế ăn dặm để ăn (không bế đi rong). Bé ăn từng nào tùy thích, không bắt ép bé ăn như cách truyền thống.

(Ảnh minh họa)

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật có ưu nhựoc điểm như sau:

Ưu điểm:

Cho ăn thô sớm, ngay từ khi mới tập cho bé ăn dặm đã nấu cháo theo tỷ lệ 1:10, do đó hình thành đựoc thói quen, phản xạ nhai nuốt rất tốt, kích thích cơ hàm và răng phát triển.

Thói quen ăn nhạt giúp thận bé khỏe hơn

Việc ăn riêng các thức ăn sẽ giúp bé dễ cảm nhận, phân biệt và làm quen với mùi vị riêng của từng loại thức ăn.Qua đó mẹ dễ dàng biết đựoc bé thích ăn loại nào, không thích ăn hoặc dị ứng với loại nào.

Hình thành thói quen ăn uống tốt, ăn đúng giờ giấc, khi ăn phải ngồi vào bàn và không làm trò.

Không bắt ép bé ăn, tạo cho bé cảm giác thoải mái, không sợ hãi khi ăn.

Nhựợc điểm:

–  Nhựợc điểm dễ nhạn thấy nhất đó là sự cầu kỳ, phức tạp trong cách chế biến. Mẹ mất nhiều thời gian chế biến hơn, nhiều đồ đạc, dụng cụ lỉnh kỉnh hơn, do vậy khi lau rửa cũng vất vả hơn.

–  Vì không bắt ép bé ăn nên bé ăn ít hơn, và tăng cân chậm hơn so với phương pháp truyền thống trong giao đoạn đầu.

Kết luận: Mỗi phương pháp ăn dặm đều có ưu nhược điểm nhất đinh, tùy thuộc vào điều kiện, hòan cảnh của mình mà lựa chọn phương pháp cho phù hợp.

Chẳng hạn bạn là người bận rộn, có ít thời gian vào bếp thì có thể chọn phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống, nếu có nhiều thời  gian để chăm con thì có thể áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật để phát huy đuợc những ưu điểm nổi trội của phương pháp này.

Tóm lại, không có chuẩn mực nào cho việc lựa chọn phuơng pháp ăn dặm, điều quan trọng là phải phù hợp với hòan cảnh và giúp bé phát triển một cách tốt nhất.