1. Nguyên nhân sữa ít đi
Cho bé bú cữ ngắn
Nếu bạn cho con bú ngắn (khoảng 5 phút mỗi bên ngực) thì bé không nhận đủ chất béo và những chất quan trọng khác từ lớp sữa sau. Ngoài ra, cho bú cữ ngắn khiến sữa mẹ còn dư thừa. Khi đó, cơ thể không được kích thích để sản xuất thêm sữa.
Sai tư thế cho con bú
Việc cho con bú với tư thế không chính xác có thể khiến bé không hút được sữa và làm đau mẹ trong khi ăn. Điều đó sẽ dẫn đến hậu quả: một là tuyến vú ít khi nhận được kích thích nên không có phản xạ tiết sữa thường xuyên, hai là khi bị đau vú khi cho con bú, người mẹ thường sản sinh tâm lý khó chịu và rất “ngại” cho con “ngậm ti”.

Sản phụ nghỉ ngơi không đầy đủ

Việc tiết sữa sau khi sinh phụ thuộc vào việc tuyến yên tiết ra prolactin, bên cạnh việc cho con bú sớm để kích thích tuyến vú thì nếu không nghỉ ngơi đầy đủ sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến yên, khiến cơ thể rất khó tiết ra sữa nuôi con.

2. Dấu hiệu mẹ đủ sữa cho bé

Có khá nhiều dấu hiệu để nhận biết sữa mẹ có đáp ứng nhu cầu của bé không:

– Cảm giác ở bầu ngực mẹ sau khi bé bú (cảm giác ngực nhẹ).

– Tần suất và thời gian cho mỗi cữ bú mẹ vừa đủ.

– Bé không thèm bú bình ngay sau mỗi cữ bú mẹ.

– Ít (hoặc hầu như không) bị chảy sữa.

– Có sữa khi vắt bằng tay (hoặc dùng máy vắt sữa mẹ).

Mẹ bầu cho con bú sai tư thế cũng là nguyên nhân dẫn đến sữa ít dần đi
3. Bé đã bú đủ chưa?
Một số dấu hiệu nhận biết bé đã bú đủ
Tính chất của phân
Nếu bạn thay vài chiếc bỉm của bé mỗi ngày với phân có màu vàng mù tạt thì có khả năng, bé đã bú đủ. Khoảng 2-3 tháng tuổi, bé đi tiêu đều đặn mỗi ngày hoặc cách ngày mới đi một lần thì cũng là dấu hiệu bú đủ.

Đi tiểu ở bé

Nếu bỉm của bé đều bị ướt mỗi lần bạn thay bỉm cho con (8-10 lần mỗi ngày trong những tháng đầu tiên) thì bé đã nhận đủ sữa mẹ.
Nước tiểu không màu
Nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc không có màu chứng tỏ bé không bị mất nước.

Phản ứng của bé sau khi bú mẹ

Như bé sẵn sàng ngủ. Nếu bé quấy khóc sau khi vừa “ti mẹ” thì có thể do bé vẫn còn đói (hoặc mẹ ít sữa). Nhìn chung, khi đã bú no, bé sẽ năng động, khỏe mạnh và vui vẻ.

Tăng cân tốt

Bé tăng cân đều khi bú mẹ thì bạn không có gì phải lo lắng. Tăng cân là biểu hiện quan trọng nhất để biết bé bú mẹ đủ hay chưa. Vì thế, hãy theo dõi cân nặng của con thường xuyên.
4. Cách tăng tiết sữa cho mẹ
Cho trẻ bú sớm sau khi sinh: Tốt nhất là ngay sau khi sinh trong vòng nửa giờ đầu người mẹ nên cho trẻ bú. Việc cho trẻ bú sớm sau khi sinh giúp trẻ nhận được nguồn sữa non quý giá, đồng thời có tác dụng kích thích bài tiết sữa sớm vì sữa mẹ tiết ra theo phản xạ.

Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày: Trong những ngày đầu sữa còn ít, cần cho trẻ bú nhiều lần trong ngày để kích thích sữa về nhiều hơn. Nếu trẻ bú ít thì mẹ nên vắt sữa nhiều lần trong ngày để kích sữa và duy trì tiết sữa.

Cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối: Đối với các bà mẹ sau sinh để đảm bảo sức khỏe của mình và hơn hết là đảm bảo có đủ sữa cả về lượng và chất, các mẹ cần phải biết cách kết hợp đa dạng nhiều loại thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng cho sữa trong thực đơn của mình. Khẩu phần ăn của mẹ cần tăng thêm khoảng 350kcalo/ngày và đảm bảo đủ 4 nhóm chất: Nhóm chất bột (cơm, khoai lang, bánh mì, bún, phở…); Nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng sữa, tôm, cua, đậu, đỗ);  Nhóm chất béo (bơ, lạc, tảo…), đặc biệt là chất béo không no (GLA) rất quan trọng cho sự phát triển trí não và thị lực của trẻ;  nhóm vitamin và khoáng chất (rau xanh, quả chín). 

Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp ích cho các bà mẹ đang gặp phải hiện tượng sữa mẹ dần ít đi, gây ảnh hưởng đến quá trình cho con bú!  Hãy cùng shop trẻ thơ góp phần cung cấp những kiến thức hữu ích đến Mẹ và Bé nhé!