Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm chính là bước phát triển vô cùng quan trọng của trẻ. Có trẻ 4 tháng là đã ăn dặm, nhưng có bé phải đến 6-7 tháng. Giai đoạn này, ngoài sữa mẹ thì những thức ăn như: Sữa bột, bột dinh dưỡng hay thức ăn thô sẽ là nguồn dinh dưỡng cung cấp thêm cho mỗi bữa ăn hằng ngày của bé. Đây là giai đoạn cơ hàm và hệ tiêu hóa của bé đang dần hoàn thiện và kỹ năng nhai, nuốt…được phát triển mạnh mẽ. Vì vậy giai đoạn này rất cần ba mẹ giới thiệu về bữa ăn phụ bổ sung dưỡng chất này với bé để bé thích thú và hợp tác hơn khi ăn. Tuy nhiên mẹ cũng cần có những phương pháp phù hợp với nhu cầu của bé để bé có thái độ tốt và ăn ngon miệng hơn.
Hiện nay có nhiều phương pháp ăn dặm, tuy nhiên có 3 phương pháp ăn dặm mà các mẹ lựa chọn nhiều nhất các mẹ hãy tham khảo nhé.
1. Phương pháp ăn dặm truyền thống:
Phương pháp này được kéo dài từ khi bé bắt đầu ăn dặm là 6 tháng đến khi bé được 2 tuổi. Chủ yếu thực phẩm sẽ được nấu chung với nhau. Từ đầu bé sẽ làm quen với bột ăn dặm, sau chuyển sang cháo lỏng, cháo đặc và ăn cơm nát, cơm. Tất cả các bữa ăn này cũng dảm bảo 4 nhóm chất dinh dưỡng là vitamin, tinh bột và đạm, chất béo.
Phương pháp này bé sẽ được hỗ trợ khi ăn hoàn toàn bằng cách bố mẹ hoặc người thân đút cho. Vì vậy bữa ăn của bé thường ít được ăn chung với giai đình, bé thường phải ăn trước hoặc ăn sau.
Tuy nhiên phương pháp này nhanh, gon, tiện lợi khi chế biến nhưng bé rất dễ nhàm chán và ngại ăn bởi do bé không cảm nhận được hương vị đặc trưng của từng loại thực phẩm. Các kỹ năng rèn luyện cho bé tự lập ăn uống không có.
Với các bé lười ăn thì sử dụng phương pháp này người chăm rất áp lực trong chuyện tăng cân cho con.
2. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp nấu riêng từng món ăn, mỗi bữa ăn của bé cũng đảm bảo các nhóm là vitamin, tinh bột và chất đạm. Tuy nhiên phương pháp này thường tốn thời gian chế biến cũng như trữ đông và bảo quản, vì mẹ phải chia từng bữa và trữ đông theo từng nhóm thực phẩm khác nhau. Khi nấu khẩu phần nào mẹ mới rã đông và mang sử dụng chế biến khẩu phần đấy.
Giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật thường được kéo dài từ khi bé 5 tháng tuổi đến bé 18 tháng tuổi.
Ăn dặm kiểu Nhật bé sẽ không ăn bột nghiền và quấy, mà chỉ ăn cháo, cơm nấu lỏng và mẹ dùng bộ dụng cụ chế biến đồ ăn dặm để rây cho nhuyễn mịn (tùy vào từng giai đoạn ăn của bé).
Ở phương pháp này giai đoạn đầu mẹ vẫn phải hỗ trợ đút cho bé ăn, nhưng khi bé biết cầm thìa mẹ có thể cho bé ngồi trong ghế ăn dặm và tự đút ăn 1 mình. Các món ăn được chia ra thành từng món khác nhau để bé ăn và cảm nhận mùi vị của từng loại thức ăn. Vì vậy việc nhận biết bé thích ăn loại thức ăn nào, dị ứng với loại nào làm ba mẹ dễ dàng nhận biết.
Phương pháp này giúp bé tự lập trong quá trình ăn uống, không bắt mẹ đi ăn dong. Bé sẽ ngồi ăn tập trung.
3. Phương pháp ăn dặm bé chỉ huy
Đây là phương pháp áp dụng theo kiểu nuôi con Âu Mỹ. Phương pháp này sẽ áp dụng luôn cho bé ăn thô như người lớn. Mẹ không cho bé ăn bột, cháo gì, không rây, nghiền thức ăn mà bé ăn thô hoàn toàn như người lớn.
Các loại thức ăn sau khi chuẩn bị xong, mẹ sẽ bày ra trước mặt bé. Bé sẽ quyết định ăn gì và tự lấy ăn, mẹ sẽ không đút. Thời gian đầu khi bé còn nhỏ bé sẽ tự bốc thức ăn. Nhưng sau lớn bé sẽ dùng thìa.
Với cách này bé sẽ cùng ăn với gia đình, ăn đúng giờ và nghỉ đúng giờ. Mẹ không ép bé ăn, không kéo dài thời gian ăn.
Thông thường phương pháp này áp dụng với bé 6 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên không đòi hỏi mỗi bữa ăn phải đáp ứng 4 nhóm dinh dưỡng cho bé.
Phương pháp này giúp cho bé học cách tự tập, tự tin trong quá trình ăn. Bé được lựa chọn đồ ăn theo sở thích của mình mà mẹ không phải mất thời gian, công sức để dỗ dành hay chế biến.
Khả năng thích nghi của hệ tiêu hóa của bé phát triển. Các cơ quan về vị giác, xúc giác, thị giác…của bé cũng phát triển tốt hơn, kỹ năng xử lý thức ăn và nhai nuốt tốt.
Tuy nhiên phương pháp này mẹ phải lau dọn nhiều vì thức ăn của bé có khả năng bị rơi vãi xung quanh bàn ăn và mẹ cũng bị áp lực về việc tăng cân cho bé khi thời gian đầu bé chưa quen và chưa ăn được nhiều.
Mỗi phương pháp ăn dặm có ưu nhược điểm riêng, vì vậy mẹ hãy cân nhắc để lựa chọn cho bé phương pháp phù hợp nhất nhé.