Ngoài sữa mẹ,khi bé được 6 tháng tuổi là thời gian phù hợp để mẹ tập cho bé ăn dặm. Sữa mẹ dù có nhiều cũng không đủ cung cấp dinh dưỡng cho con nữa, ăn dặm đúng cách sẽ giúp con phát triển vượt trội.

Gợi ý thực đơn món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi trong một tuần

Khi tròn 6 tháng tuổi ngoài sữa mẹ, sữa cho bé cần được ăn bổ sung các loại thực phẩm khác như: cháo, hoa quả, sữa chua, váng sữa và cả nước uống nữa. Quá trình này được gọi là ăn dặm.

Ăn dặm được chia thành hai phương pháp: Ăn dặm truyền thống và phương pháp ăn dặm chỉ huy. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin chia sẻ thực đơn món ăn dặm cho bé 6 tháng trong một tuần theo phương pháp ăn dặm truyền thống.

1. Món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi – Cháo thịt lợn rau ngót

Nguyên liệu: Gạo tẻ, thịt lợn,rau ngót, dầu ăn

Cháo thịt lợn rau ngót đơn giản, dễ làm, dễ tìm nguyên liệu

Cách thực hiện:

Bước 1: Gạo tẻ nghiền thành bột mịn.

Bước 2: Thịt lợn rửa sạch, xay nhuyễn

Bước 3: Rau ngót rửa sạch, xay nhuyễn

Bước 4: Cho bột khấy tan với nước lạnh, tiếp đó cho thêm thịt lợn vào đánh tan. Cho hỗn hợp bột thịt lên bếp nấu, trong quá trình nấu cần khuấy đều liên tục để bột không bị vón cục. Khi bột gần chín thì đổ rau ngót vào, nấu thêm 1-2 phút là được, đổ cháo ra đĩa cho nguội rồi cho trẻ ăn.

Đây là món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ, mẹ hoàn toàn không lo bé bị khó tiêu nhé.

2. Cháo bột thịt gà cà rốt

Nguyên liệu: Gạo tẻ, thịt gà, cà rốt, dầu ăn

Cháo thịt gà cà rốt vừa thơm ngon, rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ

Cách thực hiện:

Bước 1: Gạo tẻ nghiền mịn thành bột

Bước 2: Thịt gà chọn phần ức gà, bỏ da, xay nhuyễn

Bước 3: Cà rốt nạo bỏ vỏ, rửa sạch, đem hấp chín rồi xay nhuyễn

Bước 4: Nấu cháo bột: Cho bột gạo đã xay hòa tan với nước, cho thêm thịt gà vao đánh tan. Cho hỗn hợp bột và thịt lên bếp nấu, vừa nấu vừa khấy đều cho đến khi bột quánh lại, có màu trong và róc xoong thì cho cà rốt đã xay nhuyễn vào, tiếp tục nấu cho đến khi rau chín thì cho dầu ăn vào.

Bước 5: Đổ cháo ra đĩa ngay khi vừa tắt bếp để tránh bột bám dính vào xoong. Cho trẻ ăn ngay khi còn ấm. Đây là món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi cung cấp nhiều vitamin A hỗ trợ sáng mắt cho trẻ. 

3. Cháo bột thịt bò, củ dền

Nguyên liệu: Gạo tẻ, thịt bỏ, củ dền

Cháo thịt bò củ dền rất bổ dưỡng cho bé 6 tháng tuổi

Cách chế biến:

Bước 1: Gạo tẻ xay mịn thành bột

Bước 2: Thịt bò chọn phần thịt mềm, không có gân, rửa sạch, xay nhỏ

Bước 3: Củ dền bỏ vỏ, rửa sạch bằng nước muối loãng, hấp chín sau đó xay nhuyễn

Bước 4: Nấu cháo: Hòa tan bột với nước lạnh, sau đó cho thịt bò đã xay vào đánh tan. Cho lên bếp nấu, trong quá trình nấu phải khuấy đều liên tục cho đến khi hỗn hợp chuyển thành dạng đặc sệt thì cho của dền vào. Đun đến khi cháo róc xoong thì cho dầu ăn vào và tắt bếp

Bước 5: Đổ cháo ra bát, cho trẻ ăn ngay khi còn ấm. Nhờ cách làm đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, mẹ bổ sung ngày vào thực đợn món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi nhé.

4. Cháo chim bồ câu bí đỏ

Nguyên liệu: Gạo tẻ, chim bồ câu, bí đỏ, dầu ăn

Cháo chim câu bí đỏ luôn khiến các bé ngon miệng

Cách chế biến:

Bước 1: Chim bồ câu làm sạch, bỏ nội tạng

Bước 2: Cho gạo tẻ và chim bồ câu và nồi áp suất, ninh nhừ

Bước 3: Bí đỏ gọt vỏ, hấp chín rỗi xay nhuyễn

Bước 4: Lấy phần cháo đã ninh nhừ cùng thịt bồ câu xay nhuyễn. Đổ hỗn hợp cháo vào một chiếc xoong nhỏ đun lại cho nóng. Tiếp đó cho thêm bí đỏ và dầu ăn vào là món ăn đã hoàn thành.

5. Cháo gan heo bí xanh

Nguyên liệu: Gạo tẻ, gan heo, bí xanh, dầu ăn

Món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi ngon miệng

Cách thực hiện:

Bước 1: Gạo tẻ nghiền thành bột mịn

Bước 2: Gan heo rửa sạch, xay nhuyễn

Bước 3: Bí xanh gọt vỏ, luộc chín, xay nhuyễn

Bước 4: Cho bột gạo vào xoong, cho thêm nước lạnh rồi khuấy tan, tiếp đó cho gan heo vào khuấy đều. Cho hỗn hợp lên bếp nấu, gần chín thì cho bí xanh vào, đun cho sôi đều là được.

6. Cháo tim gà rau mồng tơi

Nguyên liệu: Gạo tẻ, tim gà, rau mồng tơi, dầu ăn

Cháo tim gà rau mồng tơi giúp trẻ không bị táo bón

Cách thực hiện:

Bước 1: Gạo tẻ xay mịn thành bột

Bước 2: Tim gà rửa sạch, loại bỏ phần tiết còn đọng bên trong quả tim, xay nhuyễn

Bước 3: Rau mồng tơi rửa sạch, xay nhuyễn

Bước 4: Nấu cháo: Hòa tan bột với nước lạnh, tiếp đó cho thêm tim gà vào rồi đánh tan. Cho hỗn hợp lên bếp nấu gần chín thì cho rau mồng tơi vào. Khi cháo chín thì cho dầu ăn vào khuấy đều rồi đổ ngay ra bát khi còn nóng.

7. Cháo trứng hành, tía tô

Nguyên liệu: Gạo tẻ, trứng gà ta, hành lá, tía tô, dầu ăn

Cháo trứng hành, tía tô món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi tăng sức đề kháng cho bé

Cách làm:

Bước 1: Gạo tẻ xay mịn thành bột

Bước 2: Trứng gà lọc lấy lòng đỏ, loại bỏ lòng trắng. Với trẻ 6 tháng mỗi bữa chỉ nấu ½ lòng đỏ, đánh tan lòng đỏ

Bước 3: Hành lá, tía tô rửa sạch, xay nhuyễn

Bước 4: Cho bột hòa tan với nước lạnh, cho lên bếp nấu sủi thì đổ trứng vào, nấu tiếp tục cho đến khi bột chín thì đổ hành lá và tia tô đã xay nhuyễn vào. Tiếp tục đun đến khi hành chín thì đổ cháo ra đĩa. Cho trẻ ăn ngay khi còn ấm.

Hướng dẫn cách nấu món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Ăn dặm bắt buộc phải được tiến hành ngay khi trẻ tròn 6 tháng. Không được sớm hơn hay muộn hơn. Nếu cho trẻ ăn dặm sớm quá sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa của trẻ. Ngược lại nếu muộn sẽ không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, khiến trẻ suy dinh dưỡng và kén ăn, khó chấp nhận các loại thực phẩm khác.

Khi cho trẻ ăn dặm cần tiến hành từ từ theo nguyên tắc: từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc. Với những trẻ mới ăn dặm nên cho trẻ ăn cùng một loại thực phẩm trong một ngày để xem trẻ có tiếp nhận loại thức ăn đó không, có ảnh hưởng đến tiêu hóa không, có dị ứng không.

Không cho thêm bất cứ một loại gia vị nào như: mắm, muối, mì chính, hạt nêm….vào khẩu phần ăn của trẻ.

Ngoài các bữa ăn chính cần cho trẻ ăn thêm sữa chua, hoa quả, nước trái cây để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ.

Lưu ý về cách cho bé ăn, lượng thức ăn, dinh dưỡng

Khi cho bé ăn nên cho bé ngồi vào ghế ăn dặm hoặc ngồi vào lòng. Tránh cho trẻ ăn theo kiểu tự do hoặc vừa cho trẻ đi chơi vừa ăn hoặc vừa xem điện thoại vừa ăn.

Trẻ mới tập ăn cần bắt đầu ăn với cháo loãng, sau đó mới ăn đặc. Khi trẻ được 8 tháng tuổi mới cho trẻ ăn các thực phẩm tanh như: tôm, cua, ốc, hến, cá hồi….

Chuẩn bị dụng cụ cần thiết cho bé ăn dặm

Lượng ăn của mỗi trẻ không giống nhau. Bố mẹ không nên nhìn con nhà khác ăn nhiều mà ép con mình ăn theo tiêu chuẩn của trẻ khác. Khi trẻ không muốn ăn nữa thì không nên ép trẻ ăn nữa. Việc cho trẻ ăn quá nhiều sẽ khiến trẻ khó chịu, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.

Một ngày cần cho trẻ ăn đủ 3 bữa; Sáng, trưa, tối. Với những trẻ mới tập ăn thì cần ăn dần dần. Bắt đầu ăn 1 bữa sau đó tăng dần lên 2 bữa, ba bữa. Khi trẻ được 6,5 tháng cần được ăn đủ 3 bữa một ngày.

Ngoài các bữa chính cần cho trẻ ăn thêm hoa quả tươi, sữa chua, váng sữa, nước ép hoa quả…

Trên đây là một số thông tin liên quan tới món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích cho các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc trẻ.

Chúc các bé luôn khỏe mạnh.