Thiếu máu là căn bệnh phổ biến ở trẻ. Trẻ mắc bệnh này không những bị chậm phát triển mà còn có thể gây nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Trẻ bị thiếu máu do chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra còn một số lý do như di truyền, mắc chứng kém hấp thụ sắt.
Trẻ trong giai đoạn từ 9-24 tháng tuổi dễ có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu do độ tuổi này bé tăng trưởng nhanh, cần nhiều sắt hơn để tăng lượng haemoglobin trong cơ thể. Trẻ bị thiếu máu sẽ có những biểu hiện như móng tay giòn, dễ gãy, mệt mỏi, mất khả năng tập trung, hay chóng mặt và cáu kỉnh, dễ bị kích động.
Trẻ được chẩn đoán thiếu máu ở giai đoạn sớm sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc các rối loạn sức khỏe khác. Có rất nhiều cách trị chứng thiếu máu ở trẻ, bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng.
Tăng lượng sắt trong khẩu phần ăn hàng ngày
Sữa mẹ rất giàu sắt, vì thế nếu có thể mẹ vẫn nên duy trì cho bé bú sữa mẹ đến khi 2 tuổi. Ngoài ra, bổ sung các thực phẩm nhiều sắt cho bé như lòng đỏ trứng gà, ngũ cốc, các loại cây họ đậu, thịt gà…
Cho bé ăn hoa quả chứa nhiều vitamin C
Các loại trái cây nhiều vitamin C mẹ nên bổ sung cho bé như ổi, kiwi, bơ, rau chân vịt, xoài, cam và các loại rau lá xanh. Vitamin C rất cần thiết để cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.
Quả lựu
Ngoài các khoáng chất, quả lựu cũng rất giàu sắt. Lựu cũng có nhiều vitamin C giúp quá trình hấp thụ sắt của cơ thể nhanh và hiệu quả hơn. Lựu còn có thể hỗ trợ điều trị thiếu máu trong lâu dài.
Đường thốt nốt
Đường thốt nốt cũng là một trong những nguồn thực phẩm bổ sung sắt hiệu quả cho bé. Cho bé ăn đường thốt nốt hàng ngày sẽ giúp tăng lượng haemoglobin và giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ.
Củ cải đường
Củ cải đường được ví như một vị thuốc chữa rất nhiều bệnh. Ngoài ra nó còn có tác dụng thanh lọc cơ thể và đẩy nhanh quá trình hấp thụ sắt, hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu. Với trẻ nhỏ, mẹ có thể nghiền nhuyễn củ cải đường. Với trẻ lớn hơn có thể kết hợp nấu cháo thịt.
Theo: emdep.vn