Lý do là gì vậy?
Trẻ nhỏ có chân nhạy cảm hơn các bộ phận khác đó mẹ có biết?
Cho đến khi trẻ nhỏ được 8-9 tháng tuổi, chân của chúng nhạy cảm hơn rất nhiều lần so với các bộ phận khác của cơ thể.
Trẻ em có xu hướng tìm kiếm các cơ quan trên cơ thể khi mà đi giày bắt đầu làm hạn chế mức độ nhạy cảm và chuyển động. Đó là lý do vì sao khi trẻ 6-7 tháng tuổi có thói quen cho chân lên miệng trong quá trình khám phá chính bản thân và tìm hiểu những cái mới để gia tăng trí thông minh của chính mình.
Giúp quá trình lưu thông máu và trao đổi chất tốt hơn:
Quá trình lưu thông máu ở trẻ rất quan trọng, đi chân trần sẽ giúp việc tuần hoàn máu và tăng lưu lượng máu lên não để thúc đẩy hoạt động não ở bé.
Đi chân trần cũng giúp trao đổi chất trở nên tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch, kích thích các dây thần kinh ở chân, thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan cảm giác và đại não.
Thúc đẩy phát triển của hệ thống dây thần kinh:
Trẻ đi chân trần sẽ thông minh hơn do sự thúc đẩy và phát triển của hệ thống dây thần kinh, khả năng để phân biệt được một số lượng lớn các tác nhân kích thích mà gắn liền với những sự khác biệt của nơron hướng tâm như việc giẫm phải đá hoặc các loại gai nhọn.
Khi nhận thức được những nguy hiểm đó, bé sẽ tập trung vào bước đi của mình dẫn tới não bộ được kích thích, phát triển tư duy hơn.
Đi chân trần giúp trẻ làm quen với việc làm sao để giữ cân bằng, không bị trơn trượt, bị ngã. Điều này không thể làm được nếu không có sự điều khiển của trí não linh hoạt. Cùng với tay và miệng, chân đóng vai trò rất quan trọng trong việc này. Khi cảm thấy gắn liền với đất thì các chi tiết của não bộ sẽ cân bằng. Một khi não cân bằng giúp hệ thần kinh hoạt động tốt hơn.
Giúp massgae các huyệt đạo ở chân:
Ngoài ra, đi chân trần giúp massgae các huyệt đạo ở chân, có tác dụng lợi cho sự phát triển của da, cơ bắp và dây chằng đồng thời điều trị hiệu quả các chứng bệnh thường gặp ở trẻ như đái dầm, tiêu chảy và táo bón…
Theo doisongvietnam.vn