So ra thì các mẹ vẫn thích cái cảm giác được ôm bé cưng của mình vào lòng, rồi ru bé từ từ vào giấc ngủ hơn. Thật ra thì việc cho con ngủ giường riêng từ sớm hay ngủ chung với bố mẹ đều có những mặt lợi và hại khác nhau. Hơn cả thì bố mẹ luôn có được cảm giác yên tâm khi ngủ cùng con, để đảm bảo bé yêu luôn được an toàn.

Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng có thời gian để ôm ấp con sớm tối. Chị em phụ nữ chúng ta còn rất nhiều công việc ngoài kia cần giải quyết, còn phải thức giấc mỗi sớm để đi làm. Cách tập cho bé ngủ giường riêng sẽ giúp mẹ có thời gian thảnh thơi để coi sóc nhà cửa.

Cách tập cho trẻ sơ sinh ngủ giường không chỉ giúp mẹ có giấc ngủ yên mà còn giúp bé hình thành thói quen ngủ sâu hơn mỗi đêm. Có như thế bé mới hình thành được khả năng tự lập ngay từ khi còn nhỏ, đồng thời giúp con dễ dàng thích nghi khi hoàn cảnh sống thay đổi, không dựa dẫm vào bố mẹ sau này.

cach tap cho be ngu giuong

Cách tập cho bé ngủ giường để hình thành thói quen tự lập

Như vậy, chúng ta có nên cho trẻ sơ sinh nằm giường cũi, trẻ nên được bắt đầu cho ngủ riêng từ khi nào, và những điều gì cần lưu ý? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với các mẹ một số thông tin hữu ích để mẹ có cách tập cho bé ngủ giường hiệu quả.

Lợi ích của việc cho bé ngủ giường riêng

Theo kết quả điều tra thống kê tại các nước phương Tây, thì chỉ có khoảng 6% trẻ em được ngủ chung cùng bố mẹ, tại Nhật Bản là 26%, còn tại Việt Nam thì trường hợp trẻ em ngủ chung với bố mẹ lại chiếm đa số.

Thậm chí, có gia đình Việt cho con ngủ cùng bố mẹ đến tận năm 9-10 tuổi. Nguyên do là theo quan niệm xưa cũ, trẻ nhỏ cần được gần ở bố mẹ để được yêu thương, chăm sóc tốt hơn. Lâu dần tạo cho bé thói quen xấu không chịu tách riêng, không thể ngủ mà không có bố mẹ. Cách tập cho bé ngủ giường riêng là điều ba mẹ nên làm để rèn thói quen tự lập cho bé sau này.

Tuy nhiên thực tế cho thấy, việc cho bé ngủ chung lâu ngày với cha mẹ cũng có những ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến cả mẹ và bé. Trong một nghiên cứu gần đây tại Anh về những ca đột tử của trẻ sơ sinh, phát hiện được gần 2/3 các trường hợp khi cho trẻ ngủ chung với mẹ và bé bị mẹ đè lên dẫn đến ngạt thở, tử vong.

Các chuyên gia về sức khỏe cũng đã nhận định, cách tập cho bé ngủ giường riêng từ sớm sẽ giúp cả mẹ và bé có được giấc ngủ sâu hơn mỗi đêm. Điều này là hoàn toàn có lợi cho sự phát triển của bé, là yếu tố ảnh hưởng nhất định giúp trẻ hình thành tính cách tự lập ngay từ khi còn nhỏ, không phụ thuộc hay dựa dẫm vào bố mẹ, có thể thích nghi với các điều kiện khi có thay đổi đột ngột.

Lợi ích của việc cho bé ngủ giường riêng

Nên cho bé ngủ trên giường từ khoảng bao nhiêu tuổi?

Tại các nước phương Tây, bố mẹ thường cho con ngủ riêng ngay từ khi mới chào đời để con tự lập từ nhỏ. Tại Việt Nam, trường này là rất hiếm bởi lối quan niệm xưa cũ. Hiện vẫn chưa có bất kì con số chính xác nào cho việc luyện tập bé ngủ giường riêng, nhưng đối với trẻ đã đủ 3 tuổi thì hoàn toàn đã có thể tách riêng ngủ một mình. Quan trọng là các bậc phụ huynh của chúng ta đã sẵn sàng cách tập cho bé ngủ giường hay chưa.

Một số chuyên gia y tế cho rằng, để đặt sự phát triển toàn diện nhất thì các bé cần được ngủ trong lòng mẹ 3 tuần đầu tiên khi chào đời. Sau khoảng thời gian này là thời điểm thích hợp nhất để áp dụng cách tập cho bé ngủ giường riêng (khoảng từ 4-6 tuần tuổi).

Chuẩn bị giường cho bé ngủ riêng thật thoải mái

Lưu ý cách tập cho bé ngủ giường mẹ đặt giường ngủ cho bé ở vị trí an toàn nhất, luôn nằm trong sự kiểm soát của cha mẹ. Các bậc phụ huynh cũng nên chú ý đến chất liệu vải của các loại chăn đệm, đảm bảo luôn mềm mại để bé có cảm giác dễ chịu, thoải mái nhất.

Cách tập cho bé ngủ giường hiệu quả

Để cách tập cho bé ngủ giường đạt hiệu quả nhanh chóng điều đầu tiên là tâm lý phụ huynh phải thật sẵn sàng cho việc tách con, và luôn giữ thái độ cương quyết. Đừng vì thương con mà cho bé quay trở lại ngủ chung, lâu dần bé sẽ mè nheo, nài nỉ để không phải ngủ một mình.

Tiếp đó mới bắt đầu giai đoạn tách con ngủ riêng

  • Giai đoạn đầu tiên: Chuẩn bị cũi giường cho bé phù hợp, cho con ngủ riêng ngay cạnh giường của ba mẹ
  • Giai đoạn thứ 2: Có thêm một bức màn ngăn giữa chỗ ngủ của con và bố mẹ
  • Giai đoạn thứ 3: Chuẩn bị phòng riêng, tách con ngủ riêng hẳn

Mỗi giai đoạn sẽ tiến hành liên tục trong 1-2 tuần để trẻ kịp làm quen sau đó mới chuyển sang giai đoạn tiếp theo, tuy nhiên không có con số cụ thể, tùy diễn tiến tâm lý của trẻ mà bố mẹ sẽ điều chỉnh thời gian cách tập cho bé ngủ giường riền phù hợp.

Cách tập bé ngủ giường hiệu quả nhanh nhất

Để trẻ sơ sinh có được giấc ngủ sâu và ngon ba mẹ hãy chọn cho bé một chiếc giường ngủ thật thoải mái. Tham khảo tại đây các mẫu giường ngủ bán chạy nhất tại Rot Store

Những lưu ý cách tập cho bé ngủ giường riêng đạt hiệu quả nhanh chóng

  • Hãy kiên nhẫn khi làm điều này bởi có rất nhiều bà mẹ đã thất bại trong cách tập cho bé ngủ giường vì lý do: không thể chịu được tiếng bé khóc mỗi ngày. Thực tế thì, trừ những bé bị mắc phải một căn bệnh nào đó, còn không thì bé không thể khóc hàng tiếng đồng hồ được. Chắc chắn bé sẽ bớt khóc sau nhiều ngày làm quen với điều này.
  • Việc tập cho bé ngủ giường là cả một nghệ thuật, vì thế chúng ta có thể sẽ mất từ 3-4 tháng, thậm chí là nửa năm để rèn cho con vào khuôn khổ.
  • Để giúp bé đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, các mẹ nên tắm nước ấm nhanh cho bé mỗi tối trước khi đi ngủ, sử dụng đèn ngủ có màu ấm, có thể mở một bản nhạc không lời nhẹ nhàng sau đó cho con bú hoặc ti một bình sữa ấm. Hãy làm điều này vào một khung giờ nhất định trong ngày, bé sẽ làm quen từ đó có thể tự biết được giờ ngủ của mình mỗi tối.
  • Nếu bé nhà bạn dưới 3 tháng tuổi tì việc cho bú đêm là điều cần thiết, vì thế nên cho bé ăn thật nhanh và trong không gian yên lặng.
  • Còn nếu bé đã trên 3 tháng, mẹ không nên tiếp tục duy trì bữa ăn đêm cho con, bé sẽ quen dạ và luôn tỉnh giấc giữa đêm để đòi ăn, điều này là nguyên nhân làm cho cách tập cho bé ngủ giường trở nên khó khăn hơn.

Nên cho bé bú trong điều kiện ánh sáng nhẹ và yên tĩnh

Một số trường hợp không nên để bé ngủ riêng

  • Tâm lý của bé chưa sẵn sàng: Nhiều cha mẹ đã quá vội vàng tách bé ngủ riêng, cố gắng bắt ép trẻ ngủ ở phòng khác trong khi bé đã quen với việc nằm chung với bố mẹ lâu ngày. Chính vì vậy, việc chuẩn bị sẵn tâm lý cho trẻ là rất cần thiết, tránh để trẻ vòi vĩnh, bướng bỉnh, không chịu nghe lời, bản thân bạn cũng sẽ thấy mệt mỏi, bất lực và khó có thể kiên nhẫn huấn luyện cách tập cho bé ngủ giường.
  • Điều kiện sức khỏe của bé không đảm bảo: một số trẻ em sinh ra đã có thể trạng yếu ớt, có thể mắc một số bệnh mãn tính, đòi hỏi cần có sự chăm sóc thường xuyên của cha mẹ theo yêu cầu của bác sĩ. Nếu con bạn thuộc trường hợp này thì bạn không nên để trẻ ngủ riêng quá sớm. Muốn cách tập cho trẻ ngủ giường riêng hiệu quả nhanh, trước hết phải đảm bảo điều kiện sức khỏe của bé đủ để xa vòng tay của cha mẹ, để tự lập ngay từ nhỏ.
  • Điều kiện ngủ riêng chưa phù hợp: Không phải gia đình nào cũng có thể đảm bảo được giường nằm cho bé thực sự thoải mái, an toàn và hữu dụng cho trẻ ngủ riêng.

Hy vọng bài viết cách tập cho bé ngủ giường trên sẽ hỗ trợ ba mẹ trong việc chăm sóc nuôi dạy con yêu của mình trong thời gian tới sao cho thật đúng cách, thật khoa học và hợp lý nhất. Cho trẻ ngủ riêng có rất nhiều lợi ích, vừa để bố mẹ khỏe hơn, thảnh thơi hơn mà con yêu của mẹ cũng rèn luyện được tính thích nghi, tự lập cao ngay từ khi còn bé, nhưng các bậc phụ huynh cũng nên lựa chọn sao cho phù hợp nhất để hạn chế được những điều đáng tiếc có thể xảy ra với bé.

Chúc mẹ và bé yêu của mình luôn vui khỏe mỗi ngày!

Tìm kiếm liên quan

cách tập cho bé ngủ giường đúng cách

cach tap cho be ngu giuong

cách nào cho be không ngủ võng nữa