Lợi ích của việc quấn khăn cho trẻ sơ sinh Trẻ sơ sinh khi chào đời vốn đã có thân nhiệt thấp hơn người lớn rất nhiều, hơn nữa lớp mỡ dưới da bé hiện giờ không đủ để giúp cơ thể bé lạnh, đồng thời bé vẫn chưa thể tự điều chỉnh thân nhiệt của mình cho phù hợp với môi trường xung quanh cho nên, trẻ rất dễ bị lạnh và hạ thân nhiệt ngay cả vào những ngày trời có nắng, nhất là những đứa trẻ sinh non, nhẹ cân. Do đó, việc giữ ấm cho trẻ sơ sinh là một trong những điều quan trọng mà mẹ cần ghi nhớ khi chăm sóc trẻ sơ sinh, vì việc này sẽ giúp bé rất nhiều trong việc ổn định thân nhiệt vào những ngày đầu sau sinh trước khi cơ thể bé kịp thích nghi với sự thay đổi mới và hoàn thiện dần các hệ thống chức năng Không chỉ có vậy, khi được quấn khăn bé sẽ có cảm giác vô cùng an toàn và ấm áp như khi còn trong bụng mẹ, từ đó trẻ sẽ ngủ ngon hơn và không còn giật mình nhều nữa. Đồng thời, việc cố định bé ở 1 tư thế khi ngủ sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh.
Hướng dẫn cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh
1. Dùng 1 chiếc khăn có chất liệu bằng cotton 100% trải ra một mặt phẳng an toàn, không gồ ghề và êm ái. Đặt theo dạng hình thoi đối diện với tầm nhìn, sau đó, gập góc cao nhất của hình thoi vào giữa tấm khăn, như hình.
2. Đặt trẻ sơ sinh lên cái khăn bạn vừa gấp sao cho đầu của trẻ hướng về nếp gấp.
3. Để xuôi tay phải của trẻ sơ sinh dọc theo chiều dài cơ thể.
4. Mẹ dùng tay kéo phủ chéo phần khăn bên phải lên mình bé và nhẹ nâng phần mình bên trái của bé để chèn phần khăn dư xuống lưng.
5. Tương tự, tiếp tục để xuôi tay trái của trẻ dọc theo chiều dài cơ thể và kéo phủ phần khăn bên trái lên mình bé.
6.Quấn ngược trở lên phần khăn dư dưới chân và cố định vị trí khăn quấn. Hoàn thành rồi đấy, dễ lắm phải không nào?
Những điều cần lưu ý khi quấn khăn cho trẻ sơ sinh Mẹ cần ghi nhớ một vài lưu ý sau đây khi quấn khăn cho trẻ sơ sinh
– Đừng quấn khăn quá chật hay quá lỏng, nếu quá lỏng, trẻ sẽ làm khăn tuột ra trong khi ngủ và rất dễ bị nhiễm lạnh. Ngược lại, quấn quá chặt sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu khi không được cựa quậy thoải mái. Hơn nữa, quấn quá chặt có thể khiến cho trẻ hầm, bí, dẫn đến tình trạng hăm tã, rôm sảy ở trẻ sơ sinh.
– Khi thấy bé ra nhiều mồ hôi, chứng tỏ bé đang rất nóng, mẹ cần tháo khăn ra, lau mồ hôi và thay quần áo khô cho trẻ để tránh mồ hôi thấm ngược vào cơ thể gây nhiễm lạnh. Sau đó, mẹ có thể quấn khăn lại cho bé nếu muốn.
– Hãy quan sát phản ứng của trẻ khi được quấn khăn để biết được thời điểm dừng việc này lại. Nhiều bà mẹ chọn mốc thời gian khi trẻ biết lật để ngừng việc dùng khăn quấn lại. Vì khi lớn hơn, trẻ sẽ hoạt động chân tay nhiều hơn trong lúc ngủ, cho nên khi bị bó buộc trẻ sẽ rất khó chịu, thậm chí là cáu gắt và không chịu ngủ yên, trừ khi là bạn tháo khăn ra.
Theo VietBao.vn