Dùng dung dịch nhỏ mũi

Khi bị ho cổ họng của bé không chỉ bị sưng, đau mà mũi của bé cũng bị nghẹt thở. Để giúp bé dễ chịu mẹ có thể dung dịch nhỏ mũi cho bé, cách này sẽ làm lỏng chất nhầy trong mũi vừa làm mềm phần cổ họng bị sưng, từ đó giúp bé đỡ đau rát, giảm khó chịu khi bị ho. Mỗi ngày nhỏ mũi cho bé từ 2-3 lần. Kiên trì thực hiện tình trạng đau rát cổ họng và nghẹt mũi khi bị ho sẽ được cải thiện.  Ngoài ra, nếu mũi bé có quá nhiều chất nhầy mẹ có thể hút mũi cho bé.

Uống nhiều nước

Trẻ bị ho thường bị sưng họng và sốt nhẹ, nên dễ bị mất nước vì vậy mẹ cần cho bé uống nhiều nước ấm. Có thể thay thế nước bắng nước trái cây, sữa…. Uống nhiều nước không chỉ chống mất nước mà còn có tác dụng làm mềm cổ họng bị sưng.

Mật ong

Trẻ trên 1 tuổi, khi bị ho mẹ có thể dùng mật ong để làm dịu cổ họng của bé. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ cho bé uống ½ thìa cà phê mật ong. Kiên trìcho bé uống sẽ hết bị ho và khàn tiếng. Nhưng tuyệt đối không cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng mật ong vì sẽ khiến bé bị ngộ độc.

Kê cao đầu khi bé ngủ

Trẻ bị ho và nghẹt mũi sẽ gặp khó khăn khi thở nếu nằm ngủ sai tư thế, để giúp bé dễ dàng thở và thoải mái hơn khi đi ngủ, mẹ nên dùng gối kê cao đầu bé. Cách này, sẽ giúp dễ dàng thở và ngủ ngon hơn.

Đặt máy phun sương trong phòng

Máy phun sương sẽ làm ẩm không khí trong phòng, từ đó giúp làm dịu cổ họng và mềm chất nhầy ở mũi giúp bé dễ thở và đỡ đau rát họng. Nên khi trẻ bị ho, đau rát cổ họng mẹ đừng quên đặt máy phun sương trong phòng của bé nhé. Cách này hữu dụng lắm đấy.

Thay thế thức ăn rắn bằng thức ăn dạng lỏng

Khi cổ họng bị sưng bé thường gặp khó khăn khi nuốt, lúc này mẹ nên thay thế thức ăn cứng thành thức ăn dạng lỏng như cháo, súp, để làm dịu cổ họng của bé và giúp bé dễ nuốt hơn. Nên hạn chế thực phẩm cay, nóng vì sẽ làm cho cổ họng bé đau rát nặng hơn.

Riêng trẻ dưới 6 tháng tuổi mẹ chỉ cho bé bú sữa mẹ hoặc ăn sữa bột không cần bổ sung nước trái cây. Tuy nhiên, nên cho bé bú hoặc ăn nhiều sữa hơn bình thường.

Theo: mevacon.com.vn