Mách bố mẹ 5 cách dạy con ngoan, nghe rời răm rắp mà không cần đòn roi

On In Nuôi dạy con

Cách dạy con ngoan, nghe lời mà không cần đến đòn roi hay hình thức trách phạt đang là “xu hướng” của ông bố bà mẹ hiện đại.

Nếu ngày xưa “thương cho roi, cho vọt – ghét cho ngọt, cho bùi” là phương châm nuôi dạy trẻ thì ngày nay, nhiều gia đình không còn chuộng cách nuôi dạy đòn roi này nữa.

Theo nhiều nghiên cứu, việc đánh mắng trẻ nhiều không chỉ tổn thương về mặt sinh lý mà còn tổn thương sâu sắc đến tinh thần, trí tuệ trẻ nhỏ. Do vậy, để có được cách dạy con ngoan ngoãn thì bố mẹ nên tuân thủ theo những nguyên tắc dưới đây:

Hãy kìm chế bản thân

Là bố mẹ khi thấy con không nghe lời, con nghịch ngợm, đánh nhau… chắc hẳn ai cũng “sôi máu”. Thế nhưng, nếu lúc này bạn mất kiểm soát, trở nên tức giận và hung hãn thì việc dạy con sẽ trở thành một tấn bi kịch.

Cách dạy con ngoan

Không chỉ tức giận quá mức khiến đánh con quá đau, gây tổn thương cho con. Mà việc hành xử như vậy cũng khiến con bạn “ghi nhớ” và sẽ hành động tương tự nếu sự việc này tái diễn.

Trong những tình huống này, điều bạn cần làm đó là: hãy hít thở thật sâu, đợi đến khi bạn bình tĩnh hơn và làm chủ được tình hình.

Thấu hiểu cảm xúc của con

Khi trẻ đang trong tình trạng “kích động” và nóng giận thì chúng sẽ chẳng học được gì từ lời bạn nói cả. Những lúc chúng đang khóc vì sợ sệt, vì đòn roi bạn có nói thì chúng cũng không thể nhớ được những lời răn đe.

Theo nghiên cứu, khi bị phạt, trẻ sẽ cảm thấy tức giận và trở nên phòng thủ với mọi thứ xung quanh. Một loại hóc-môn có tên là Adrenalin sẽ nhấn chìm bọn trẻ trong cảm giác muốn chiến đấu thay vì hòa bình, hợp tác. Trẻ sẽ sớm quên những hành động xấu khiến chúng bị phạt và tạo cảm giác sợ hãi, muốn che đậy ở trẻ.

Thay vì phạt trẻ hay đánh trẻ, hãy giúp chúng bình tĩnh lại hơn. Hãy đưa chúng vào trong phòng, cho chúng thời gian suy nghĩ về những việc đã làm. Sau đó, dành cho chúng một cái ôm “thấu hiểu” và bắt đầu giảng giải về những hành động “xấu” mà chúng vừa trải qua. Chắc chắn với cách này, sau một thời gian kiên nhẫn bố mẹ sẽ thu lại được “quả ngọt”

Cho con được quyền lựa chọn

Bố mẹ nên cho con sự tự do nhưng vẫn trong giới hạn nào đó. Hãy tưởng tượng điều đó giống như việc bạn vẽ ra cho con một vòng tròn nhưng vẫn có chỗ cho con để có thể di chuyển xung quanh ở giữa. Khi con lớn lên, hãy mở rộng vòng tròn và cho con quyền kiểm soát nhiều hơn những thứ quan trọng đối với con.

Ví dụ:

Đặt ra các giới hạn hợp lý: Con phải hoàn thành bài tập về nhà trước bữa tối.

Đưa ra các lựa chọn: có thể là trước hoặc sau giờ chơi.

Bố mẹ tuyệt đối không nên dùng đến các hình phạt để tước đi những quyền lợi của con khi con mắc lỗi. Hãy để con học hỏi từ những lần mắc lỗi đó.

Dạy con có tinh thần trách nhiệm

Học cách dạy con ngoan

Đừng nghĩ con còn quá nhỏ để có trách nhiệm trong gia đình. Hãy trao cho con niềm tin được trở thành một thành viên quan trọng bằng việc dạy con làm việc nhà. Từ đó con sẽ thấy mình có thể đóng góp những gì cho cả gia đình. Ghi nhận những hành động tốt và tích cực của con nhưng không được ca ngợi con quá nhiều. Ví dụ bạn giao cho con nhiệm vụ dọn bàn ăn trước khi ăn cơm, nếu bạn thấy con hoàn thành tốt, hãy nói với con: “Cảm ơn con vì đã dọn bàn ăn. Bố/mẹ đánh giá rất cao sự giúp đỡ của con.”

Dành cho con sự quan tâm

Điều này là hiển nhiên nhưng không phải ai cũng làm được. Nhiều bố mẹ biện minh rằng tôi quan tâm đến con mình đấy chứ, không quan tâm sao tôi có thể thuê giúp việc để trông con, cho con học trường đắt tiền hay mua cho con những món đồ xa xỉ…

Nhưng sự quan tâm mà bố mẹ cần làm nhất đó là mỗi ngày hãy dành ra ít nhất 30 phút để trò chuyện và lắng nghe con. Bố mẹ hãy bắt đầu với con bằng những câu hỏi như:

“Hôm nay ở trường con ăn món gì thế? Có ngon không”

“Trong giờ nghỉ trưa, con thường hay chơi với bạn nào vậy”

…..

Nhưng nên nhớ là hãy kết nối với con một cách tự nhiên, không mang hàm ý tra hỏi để trẻ có thể trò chuyện cởi mở.

Trên đây là 5 cách dạy con ngoan mà chúng tôi đã tổng hợp dựa trên các bài nghiên cứu, các ý kiến của nhiều chuyên gia giáo dục.

Mong rằng sẽ giúp cho bố mẹ sẽ có thêm những phương pháp nuôi dạy các bé trưởng thành hơn. Và nguyên tắc quan trọng trong việc nuôi dạy vẫn là bố mẹ cần kiên nhẫn thực hiện theo phương pháp thay vì nóng vội, mong chóng đạt kết quả.

Trả lời
Menu
Categories