Mặc dù kết quả của nghiên cứu này không khuyến khích trẻ mút ngón tay hoặc cắn móng tay nhưng cũng chỉ ra rằng thói quen mà không cha mẹ nào muốn tạo dựng cho con mình này sẽ giúp trẻ đỡ bị dị ứng hơn trong thời thơ ấu.
Trong nghiên cứu này, các số liệu từ hơn 1.000 trẻ được sinh ra ở New Zealand trong giai đoạn 1972-1973 đã được tập hợp lại. Cha mẹ của những đứa trẻ này đã được hỏi về thói quen mút tay và cắn móng tay ở 4 giai đoạn phát triển, đó là năm 5, 7, 9 và 11 tuổ. Các nhà nghiên cứu còn tiến hành kiểm tra sự dị ứng của các đối tượng này ở độ tuổi 13 và 32 tuổi.
Kết quả cho thấy có 38% số trẻ mút tay hoặc cắn móng tay dị ứng với ít nhất một thứ gì đó, trong khi con số này ở trẻ không có những thói quen xấu này là 49%.
Hơn nữa, mối liên quan giữa thói quen mút tay lúc nhỏ và nguy cơ dị ứng thấp này vẫn còn tiếp tục kéo dài tới những năm trưởng thành, kể cả khi đã xem xét các yếu tố gây dị ứng như di truyền, gia đình có thú cưng, trẻ bú mẹ hay ăn sữa ngoài.
Ngoài ra, nghiên cứu còn phát hiện ở tuổi 13, những trẻ vừa mút tay vừa cắn móng tay khi còn nhỏ sẽ ít bị dị ứng hơn những trẻ chỉ thực hành một trong hai thói quen nói trên. Sự tương quan này không rõ kéo dài bao lâu nhưng đến năm 32 tuổi thì đã chấm dứt.
Ngoài ra, nghiên cứu còn phát hiện ở tuổi 13, những trẻ vừa mút tay vừa cắn móng tay khi còn nhỏ sẽ ít bị dị ứng hơn những trẻ chỉ thực hành một trong hai thói quen nói trên. Sự tương quan này không rõ kéo dài bao lâu nhưng đến năm 32 tuổi thì đã chấm dứt.
Theo VietBao.vn