Hãy đảm bảo rằng:

– Rửa tay thường xuyên khi chăm sóc cho bé, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi thay tã.

– Đảm bảo rằng người trong gia đình, bạn bè rửa sạch tay trước khi chạm vào bé.

– Chắn chắn rằng không ai đang bị ốm hay đang có bệnh truyền nhiễm khi thăm bé.

– Tránh xa đám đông trong ít nhất là 1 tháng sau khi sinh.

Làm sao để giữ cho bé an toàn và khỏe mạnh

Đồng hành cùng các mẹ với lớp học tiền sản

Và để đảm bảo an toàn và tránh các tai nạn nghiêm trọng có thể gây thương tổn cho bé bằng cách đặc biệt chú ý đến những điều sau:

– Luôn luôn đặt bé trong vị trí chắc chắn và an toàn nhất khi phải di chuyển.

– Không bao giờ được rời mắt khỏi bé, đặc biệt là ở nơi công cộng, trong buồn tắm, bàn thay tã hay bất kì vị trí nào ở trên cao.

– Luôn luôn dùng ít nhất 1 tay giữ bé khi tắm bằng bồn, thay tã hay những khu vực cách xa mặt đất.

– Tuyệt đối không được làm động tác rung/lắc bé. Hội chứng rung/lắc của trẻ sơ sinh có thể dẫn đến nhữngtổn thương như mù mắt, chấn thương não hoặc thậm chí tử vong.

– Đặt bé nằm ngửa khi ngủ để giảm khả năng bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

– Luôn luôn đo nhiệt độ của nước trước khi tắm cho bé (theo một số tài liệu thì nhiệt độ phù hợp cho những bé dưới 8 tháng tuổi là từ 35 đến 37 độ C, không nên cao hơn nhiệt độ cơ thể)

– Dùng thảm lau chân chống trượt (có mặt dưới không trơn) trong nhà để tránh bị trượt chân khi bế bé.

– Không được dựng chai lên khi cho bé bú. Một số phụ huynh tỏ ra lười biếng khi cho con uống và dựng chai lên trong suốt quá trình uống, điều này có thể khiến bé sặc sữa và nghẹt thở. Bạn cũng không nên đi lại mà nên ngồi yên khi cho bé bú.

– Không đeo núm vú giả bằng vòng cổ cho bé.

– Kiểm tra và vệ sinh các khe/lỗ núm vú thường xuyên.

– Luôn kiểm tra lại công thức/cách pha và nhiệt độ của sữa khi cho bé uống.

– Không bao giờ để vật nuôi hoặc trẻ nhỏ khác ở một mình với bé.

– Nếu có, hãy bảo đảm rằng các thiết bị báo cháy, phát hiện khói và cacbon monoxit luôn hoạt động tốt.

– Không được bế bé khi đang nấu nướng hoặc cầm nước/đồ uống nóng.

– Chắc chắn rằng đồ chơi của bé được làm từ chất liệu an toàn, không độc hại, không có khả năng vỡ.

– Bỏ đồ chơi ra khỏi giường/cũi của bé khi bé ngủ hoặc khi bạn vắng mặt.

– Không bao giờ cho bé dưới 1 năm tuổi ăn mật ong. Mật là một trong những nguyên nhân có thể gây ngộ độc cho bé.

Theo dinhduong.vn

Đo