An toàn cho giấc ngủ
– Trẻ nên nằm ngửa khi ngủ. Đề xuất này được đưa ra từ năm 1992, thay thế cho đề xuất trước đó ‘nằm sấp khi ngủ” đã đem lại những thay đổi tích cực, đặc biêt là với các nước phía Tây Châu Âu, khi mà tỉ lệ SIDS (đột tử ở trẻ sơ sinh) đã giảm 3 lần.
– Chăn ren có thể khiến trẻ khó thở khi ngủ, vì thế cha me nên chuẩn bi tấm đệm cứng và chăn có độ đàn hồi hợp lý.
– Cha mẹ cũng nên nhét vỏ lon nước ngọt vào các khe cũi, để tránh trường hợp đầu bé bị mắc kẹt.
– Nếu bé đang ngủ, cha mẹ nên cởi bỏ hết khăn quàng cổ, quần áo, yếm, núm vú, hay những đồ chơi có dây.
Phòng tránh ngã và chấn thương
– Cha mẹ có thể chế tạo những cánh cửa an toàn, đặc biệt là ở 2 đầu cầu thang.
– Luôn luôn thắt đai khóa cho trẻ em khi đặt trẻ ở trên ghế cao hoặc xe đẩy, đặc biệt khi đưa trẻ ra ngoài hoặc tới sân bay.
– Nếu trẻ đang ở tuổi tập đi, đừng cho trẻ lại gần cầu thang, các thiết bị sưởi ấm hay móc treo.
– Đặt các thiết bị kêu báo trường hợp khẩn cấp (đặc biêt là hỏa hoạn) trên cửa sổ nhà.
– Đảm bảo đồ nội thất trong nhà an toàn với trẻ, đặc biệt là tủ cao và những đồ vật dễ chạm, cầm nắm hoặc dễ rơi.
Phòng tránh ngạt thở
– Không nên chọn những đồ chơi mà trẻ có thể dễ dàng cắn xé và cho vào mồm nuốt.
– Khẩu phần ăn của trẻ dưới 5 tuổi không nên có những loại thức ăn cứng, có bề mặt sắc nhọn, trơn tròn, ví dụ như xúc xích cắt, kẹo cứng, nho…
– Để dây điện ra khỏi tầm tay của trẻ. Hoặc đừng để nôi, cũi chơi, đồ chơi gần dây điện hay ổ cắm điện.
– Khi trẻ biết bò, cha mẹ nên chú ý đến những vật mà trẻ cho vào mồm chúng.
– Học khóa học cơ bản về hô hấp nhân tạo phòng khi cần thiết.
Phòng chống cháy nổ
– Cất bật lửa hay diêm hay những nguồn dễ tạo cháy xa khỏi tầm nhìn của trẻ.
– Đừng bế trẻ khi đang nấu ăn. Bàn là, máy sấy tóc đặt về đúng nơi an toàn xa tầm tay trẻ sau khi sử dụng.
– Để thức ăn nóng ra khỏi tầm với của trẻ.
– Đừng cho trẻ ngồi cạnh lò sưởi quá lâu, và nếu được thì nên làm hàng rào bảo vệ quanh lò.
– Cài đặt hệ thống báo động khói để giảm thiểu nguy cơ tử vong trong tình huống nguy cấp.
Phòng tránh ngộ độc
– Nếu nuốt phải vật gì nguy hiểm, cha mẹ cũng đừng vội vàng làm mọi cách để trẻ nôn ra vật đó, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hay chuyên gia trước tiên.
– Hơn nửa số vụ ngộ độc của trẻ là ngộ độc thuốc. Vì thế nên cất hết tất cả các loại thuốc, kể cả vitamin vào nơi an toàn. Đừng có gọi thuốc là “kẹo” vì “kẹo” sẽ khiến trẻ chú ý.
– Giữ thiết bị điện tử nhỏ có chứa pin xa trẻ em, bao gồm điều khiển từ xa, đèn pin,…
– Điện thoại của cha me nên có địa chỉ liên lạc của 1 vài phòng khám hoặc của bác sĩ đề phòng trong trường hợp khẩn cấp cần được tư vấn.
An toàn dưới nước
– Luôn tháo hết nước ở bồn tắm khi tắm xong, đậy nắp bồn vệ sinh, khóa chặt phòng giặt đồ.
– Nên cẩn thận với cả những chậu hay thùng nước vì trẻ có thể bị ngã vào và ngạt nước.
– Đa số phụ huynh cho rằng họ không cần phải giám sát trẻ khi tắm nếu chúng đã biết bơi. Thực tế thì hơn 47% trẻ em bị chết đuối trong độ tuổi 10-17 đều biết bơi.
• Luôn luôn quan sát con mình, đừng bị sao nhãng vì đọc sách hay nghịch điện thoại, vì bi kịch có thể xảy đến chỉ trong vòng 1 phút.
An toàn trong ô tô
– Trẻ cao từ 140cm trở đi và nặng ít nhất 32kg có thể ngồi ghế của người lớn trên ô tô. Khi trẻ quá lớn so với ghế trẻ em nhưng lại nhỏ hơn nhiều so với ghế người lớn thì hãy dùng ghế nâng (ghế không tựa).
– Ghế ngồi cho trẻ em dưới 2 tuổi phải không bị tác động bởi chuyển động của ô tô. Trước khi di chuyển, cha mẹ nên thắt chặt đai an toàn trẻ.
– Nếu trẻ ngồi ghế người lớn, hãy đeo dây an toàn cho trẻ. Đai trên thắt phải vắt qua ngực và vai của trẻ, nhưng không qua cổ, còn phần đai dưới thắt dưới hông nhưng chớ chèn qua bụng trẻ.
– Tránh để những đồ cồng kềnh hay thức ăn nóng ở gần khu vực ghế ngồi của trẻ.
An toàn khi đạp xe
– Đảm bảo mua cho trẻ mũ bảo hiểm chất lượng khi sắm cho trẻ một chiếc xe đạp hay ván trượt .
– Khi đạp xe, hãy cho trẻ mặc áo sáng màu, dạ quang. Xe đạp thì cần phải có phanh an toàn và đèn.
– Kiểm tra đèn, phanh, xích, bánh xe trước khi cho trẻ đạp xe.
– Hãy dạy cho trẻ cách tập trung hay ra hiệu với người đi đường khi đạp xe.
Theo Afamily