Ngày nay, khi mạng xã hội phát triển giúp bạn có thể tìm đọc được mọi thông tin cần thiết về thai nhi ngay từ khi mới hình thành trong bụng mẹ. Tuy nhiên có một số ít những điều chắc chắn sẽ làm bạn ngạc nhiên và không dễ tìm đọc ở bất cứ đâu.
#1. Ngay từ trong bụng mẹ, em bé đã mọc lông và tự ăn tóc của mình
Theo tiến sĩ Stephen Juan, ngay từ khi còn là một bào thai khoảng 4 tháng, em bé đã phát triển một bộ ria mép và trong khoảng 1 tháng sau đó sẽ lan rộng toàn cơ thể. Cơ thể em bé sẽ tiếp tục mọc đầy lông trong nhiều tuần sau nữa.
Tuy nhiên mẹ đừng lo lắng bởi lớp lông này rất mềm mại, được gọi là lớp lông tơ và thường rụng trước khi em bé chào đời. Dù vậy, có một số em bé khi ra đời vẫn còn lại một ít lông trên cơ thể và cũng sẽ tiếp tục rụng dần.
Chắc chắn mẹ sẽ thắc mắc vậy lớp lông nay trôi đi đâu? Thực tế thì em bé của mẹ đã ăn những sợi lông nhỏ này và sau đó thải ra ngoài cơ thể trong những lần đi ị đầu tiên khi chào đời.
#2. Em bé sơ sinh không có xương bánh chè
Đầu gối của em bé chỉ là một cấu trúc của sụn, mà sau đó sẽ tạo thành xương bánh chè như chúng ta đã biết. Nguyên nhân thai nhi và em bé sơ sinh không có xương bánh chè là điều rất bình thường, giúp tránh được các chấn thương từ va chạm mà bé có thể gặp phải trong bụng mẹ và trong thời gian tập bò sau này.
#3. Đôi mắt của bé khi chào đời chỉ bằng 75% kích cỡ khi trưởng thành
Những đôi mắt nai tròn xoe nhìn chằm chằm vào mẹ khi chào đời không phải là kích cỡ mắt cố định của em bé sau này. Thực tế thì nhãn cầu của bé khi sinh ra chỉ bằng 75% kích cỡ khi trưởng thành. Khi chào đời tầm nhìn của trẻ sơ sinh chỉ ở mức 20/400 (như mắt của người cận thị) và trẻ chỉ nhìn được những vật ở gần. Sau một thời gian (khoảng 6 tháng tuổi) tầm nhìn của trẻ sẽ ở mức 20/20.
#4. Bé trai có thể cương cứng ngay từ trong bụng mẹ
Nếu là bé trai thì ngay từ trong bụng mẹ bé đã có những lúc cương cứng chứ không phải chờ đến khi chào đời. Điều này được phát hiện thông qua quá trình siêu âm thai.
#5. Và thậm chí bé gái cũng có thể có kinh nguyệt ngay từ trong bụng mẹ
Ngay khi ở trong bụng mẹ, thai nhi là bé gái có thể hấp thụ hormone estrogen từ mẹ. Điều đó có nghĩa là bé gái có thể bong lớp niêm mạc tử cung và có một chu kỳ kinh nguyệt ngắn. Đây được gọi là hiện tượng pseudomenstruation – kinh nguyệt giả. Mẹ sẽ nhận thấy một chút máu trong tã lót của em bé, thường là trong 7 ngày đầu tiên khi chào đời. Hiện tượng này không quá phổ biến ở tất cả các bé, chỉ chiếm khoảng ¼ tất cả các bé gái.
#6. Người mẹ sẽ giữ lại một số tế bào của con sau khi sinh
Đây là điều kỳ diệu của tạo hóa khi mà sau khi sinh con, các tế bào của thai nhi được giữ lại trong cơ thể mẹ. Các báo cáo khoa học cho rằng, các tế bào của thai nhi có thể được ngấm vào trong não của người mẹ, vào máu, gan, phổi và thậm chí cả trái tim.
#7. Trẻ sơ sinh không thể nếm muối
Theo tạp chí Khoa học về sinh sản, trẻ sơ sinh có thể nếm vị ngọt, mặn, cay, đắng, chua khi sinh ra, nhưng một trong những vị mà bé không thể nếm được là muối. Các thí nghiệm cho thấy rằng, trẻ sơ sinh không thể nếm muối cho đến khi bé được khoảng 4 tháng tuổi. Vì vậy, mẹ cần chú ý không nên nêm muối vào thức ăn dặm của trẻ trong những tháng đầu đời.
#8. Trẻ sơ sinh khóc không có nước mắt
Trẻ sơ sinh thường sẽ không có nước mặt khi khóc, nguyên nhân là vì ống dẫn tuyến nước mắt chưa hoạt động thông suốt, ít nhất là một tháng sau khi sinh. Một số bé mất 3 tháng mới bắt đầu có nước mắt, vì vậy nếu thấy hiện tượng này, mẹ đừng quá lo lắng.
#9. Thai nhi uống nước tiểu của chính mình
Thai nhi bắt đầu đi tiểu chỉ vài tháng sau khi hình thành trong bụng mẹ và nước tiểu này sẽ trộn lẫn với nước ối. Điều đáng nói là thai nhi sẽ uống chính thứ nước này.
#10. Em bé có thể nhớ hương vị từ khi còn trong bụng mẹ
Từ khoảng 21 tuần tuổi, em bé có thể nếm thử các loại thực phẩm mẹ ăn thông qua nước ối. Julie Mennella đã viết trên báo Pediatrics rằng, cô đã phát hiện ra trong tử cung không chỉ có một hương vị duy nhất. “Những thứ như vani, cà rốt, tỏi, hồi, bạc hà – đây là một số hương vị đã được truyền đến nước ối hoặc sữa mẹ và em bé có thể nhớ được những hương vị này.