1. Không nên cho trẻ tất cả những gì mà nó muốn hoặc yêu cầu. Điều này sẽ khiến chúng nghĩ rằng: “Mình muốn gì cũng được”.
2. Khi trẻ nói năng thô lỗ nếu bạn không phản ứng gì mà chỉ mỉm cười vì thấy câu nói bắt chước người lớn thật ngộ nghĩnh, trẻ tin rằng mình đúng.
3. Chớ nên thu nhặt tất cả những gì trẻ vứt bỏ bừa bãi, làm mọi việc thay cho trẻ vì nghĩ rằng chúng còn nhỏ. Nếu không, khi lớn lên, bé sẽ có “khả năng” đổ thừa trách nhiệm lên đầu người khác.
4. Không nên bắt buộc trẻ theo một đức tin nào cả. Cứ để con bạn tự chọn lấy đức tin của mình khi chúng trưởng thành và nhận thức đầy đủ.
5. Khi vợ chồng có xích mích, cãi nhau, tranh luận trước mặt trẻ, nó sẽ coi bất hòa là chuyện bình thường trong cuộc sống gia đình tương lai của nó.
6. Nếu cứ đưa tiền cho trẻ tiêu thoải mái, chúng sẽ không biết quý trọng đồng tiền của cha mẹ làm ra.
7. Trong mọi mối quan hệ và các cuộc tranh cãi, nếu lúc nào bạn cũng bênh con, cho rằng chúng đúng, sau này trẻ luôn nghĩ mọi người sai và muốn kiếm chuyện với nó.
8. Khi trẻ đã có những biểu hiện của sự hư hỏng nếu bạn “tự an ủi” là mình không còn đủ khả năng dạy dỗ trẻ nữa hay “cha mẹ sinh con trời sinh tính”, có nghĩa là bạn càng đẩy con mình xa vòng tay của bố mẹ hơn.
Theo Tiếp Thị và Gia Đình